Anh Nguyễn Hùng Lâm: Khởi nghiệp như một cuộc chơi, ai đủ tự tin thì sẽ chiến thắng

Ở tuổi 35, sau hơn 10 năm đảm nhiệm vai trò cấp cao tại các công ty truyền thông lớn, anh Nguyễn Hùng Lâm đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt: nghỉ việc và tự mình đứng ra thành lập công ty riêng. Doanhnhan.vn xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ của anh Hùng Lâm về trào lưu khởi nghiệp của giới trẻ hiện nay.

mobilequestion1
q1weba

Phải khẳng định tôi chưa bao giờ hết đam mê với báo chí. Nhưng vì một vài lý do không mong muốn, tôi phải bỏ nghề. Sau này nhìn lại thì đây là bước ngoặt cho bản thân. Thời điểm đó, một người bạn bảo tôi rằng: “Anh Lâm ơi, với mối quan hệ của anh thì có mở công ty riêng không”. Thú thực lúc đó tôi rất lười vì sau 10 năm làm việc trong môi trường công sở, làm công ăn lương thì mình chưa bao giờ có áp lực gì về tiền bạc.

quote3mobnew
quote3new

Tôi cảm thấy khá chơi vơi với việc nên làm gì tiếp theo, phần vì thời điểm đó tôi cũng đã 35 tuổi, có 1 vợ và 2 con. Nhưng rồi tôi vẫn quyết định thử. Thứ nhất, chục năm làm báo mình chẳng biết thị trường ở ngoài thế nào, vùng trời của tôi khi đó rất bé. Nhưng khi mở công ty riêng thì nó mở rộng ra rất nhiều. Tôi nghĩ: “Được, mình cứ coi đó là một thử thách”. Sau đó 1 năm, tôi nhận ra quá nhiều điều nhờ quyết định đó. Quyết định này hoàn toàn đúng đắn, nó giúp tôi khám phá những năng lực mà trước nay tôi chưa từng biết.

mobilequestion2
q2web
Quote2
quote1webb

Khi vận hành công ty được 1 năm, thỉnh thoảng chúng tôi cũng xem lại đã được gì và chưa được gì. Trong những cái “được”, tôi nhận ra quan trọng nhất không phải cá nhân mình, mà là ekip làm việc cùng mình.

Cho tới thời điểm này tôi cho rằng chúng tôi đều có sự hiểu nhau, biết nhường nhịn nhau. Khi gặp bất đồng về ý kiến, hãy cứ để cho đối tác của chúng ta nói, đừng vội phản biện, sau đó mới từ từ phân tích những điều chưa ổn. Nếu không biết nhường nhau thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ. Theo tôi đây là điều quan trọng nhất khi nói về yếu tố con người.

Thêm vào đó, thành công của 1 công ty quyết định bởi 3 yếu tố: “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. “Thiên thời” là tại thời điểm đó, tôi phải nghỉ việc và mở công ty. “Địa lợi” là tự dưng sẵn mối quan hệ, địa điểm, thiết bị. “Nhân hoà” chính là con người.

mobilequestion3
q3web

Tôi là người rất biết cân bằng cuộc sống. Tôi rất sợ cái viễn cảnh mình quá say mê công việc, rồi có khi mất gia đình lúc nào không biết chừng. Làm đến mức thôi, đừng việc quá. Bù lại, 8 tiếng làm việc của tôi rất hiệu quả. Các bạn trẻ bây giờ làm việc nhiều khi kém hiệu quả, nguyên do bởi ảnh hưởng của mạng xã hội. Phải biết tối ưu 8 tiếng làm việc thật hiệu quả để không ảnh hưởng tới thời gian dành cho gia đình.

mobilequestion4
q6web

Tôi đã 35 tuổi, và dĩ nhiên tính sáng tạo không thể bằng các bạn trẻ. Nhưng tôi không cảm thấy sợ. Bí quyết của tôi là phải “thu phục” nhưng bạn trẻ sáng tạo về làm cùng mình. Có thể các bạn sáng tạo nhưng vẫn còn non nớt ở cách triển khai, và mình biết cách bù đắp thiếu sót đó. Và đây cũng là điều rất bình thường ở xã hội. Rồi sẽ đến một ngày các bạn trẻ 20 tuổi cũng sẽ đến ngưỡng không còn trẻ. Theo tôi ở mỗi lứa tuổi đều có những giá trị riêng, càng nhiều tuổi thì càng có nhiều mối quan hệ mới, đứng ở một vị thế mới. Nói cách khác, giới trẻ càng sáng tạo tôi càng vui.

mobilequestion5
q4web
quote4new_mob
quote4new_web

Nhân viên trong công ty tôi hầu hết là người trẻ, những người thuộc thế hệ 9X. Tôi cho rằng phải cho các bạn thời gian chơi và nghỉ ngơi, làm sao có thể bắt họ làm 10 - 12 tiếng một ngày được. Chính vì thế tôi không quá áp lực, và tạo cho họ một không khí như những người anh em trong một nhà.

Nhưng theo tôi, việc hiểu nhau, cư xử như người nhà chỉ hợp với một công ty quy mô dưới 20 người. Công ty từ 21 người trở lên bắt buộc phải ứng dụng kỷ luật. Nếu chỉ quản trị bằng tình cảm thì chết là cái chắc! Câu chuyện thực ra cũng rất đơn giản, ví dụ ngày nào cũng cho nhân viên một sự dễ dãi, thì đến khi áp dụng kỷ luật, bạn bỗng dưng sẽ trở thành kẻ ác. Phải vừa nhu, vừa cương, và tăng liều lượng kỷ luật lên dần.

Thời điểm đầu có thể quản lý kiểu 30% kỷ luật, 70% là tình cảm anh em, thế nhưng bây giờ thì ngược lại. Xa hơn, nếu công ty có 50 người trở lên thì cần phải đưa những con người khác vào để duy trì kỷ luật. Chuyện đuổi nhân viên vi phạm kỷ luật nhiều lần thực ra cũng nên có, và phải có.

mobilequestion6
q5web

Đầu tiên phải hiểu rõ chúng ta là ai, chúng ta có gì trong tay và thực sự đam mê chưa. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rõ khái niệm “khởi nghề” và “khởi nghiệp”. Nếu chỉ là mở một quán cafe, shop quần áo thì đó là "khởi nghề". Khi khởi nghề ở cái tuổi 18, 19 thì thường dễ thất bại vì không có kỹ năng, chuyên môn hay quan hệ. Từ tuổi 25 trở đi thì tỷ lệ thành công cao hơn, vì khi đó bạn đã có chút kinh nghiệm làm việc và mối quan hệ. Còn “khởi nghiệp”, theo tôi là khái niệm sâu hơn, chỉ khi nào chúng ta cảm thấy mình phải làm nó quá rồi, không dứt ra được thì đó là tín hiệu đầu tiên của cái “nghiệp”. Lúc đó hãy cứ làm đi và phải xác định nếu thua thì không được sụp đổ. Quan điểm của tôi khởi nghiệp như một cuộc chơi, đủ tự tin thì sẽ chiến thắng.

quote5mobnew
quote5webnew
finalinfo
finalinfomob