Anita Dongre: Nhà thiết kế trao quyền cho phụ nữ nơi làng quê để cùng đưa đế chế thời trang Ấn Độ ra toàn cầu

Theo Dương Hoàng/ Nhịp sống kinh tế

Cùng tìm hiểu cách Anita Dongre đưa đế chế thời trang Ấn Độ ra toàn cầu và giải quyết bài toán trao quyền kinh tế cho phụ nữ nước này.

Anita Dongre (1963) sinh ra và lớn lên ở Mumbai, Maharashtra, Ấn Độ được biết đến là người sáng lập nhà mốt House of Anita Dongre với những thiết kế được nhiều nhân vật nổi tiếng ưa chuộng như Beyonce, Kate Middleton, Kim Kardashian, Hillary Clinton và Huma Abedin.

Anita Dongre: Nhà thiết kế trao quyền cho phụ nữ nơi làng quê để cùng đưa đế chế thời trang Ấn Độ ra toàn cầu - Ảnh 1

Nhà thiết kế người Ấn Độ - Anita Dongre.

Không còn giới hạn ở lãnh thổ Ấn Độ, Anita Dongre còn đang mở rộng đế chế thời trang của mình sang khu vực Bắc Mỹ. Bà có một cửa hàng 3 tầng tại Soho (New York) và đã được một số người nổi tiếng thường xuyên ghé đến, bao gồm cả anh em nhà Jonas khi chuẩn bị cho đám cưới đình đám của Nick Jonas và Priyanka Chopra hồi cuối năm 2018.

Anita Dongre: Nhà thiết kế trao quyền cho phụ nữ nơi làng quê để cùng đưa đế chế thời trang Ấn Độ ra toàn cầu - Ảnh 2

Sophie Turner mặc thiết kế của Anita Dongre cho đám cưới của Nick Jonas và Priyanka Chopra.

Sau khi tốt nghiệp trường SNDT College về thiết kế thời trang năm 1984, Dongre biết rằng bản thân muốn tạo ra một nhà mốt chịu ảnh hưởng và lấy cảm hứng từ tuổi trẻ của chính mình ở Jaipur và House of Anita Dongre đã ra đời.

Trong khi phản ánh vẻ đẹp và những di sản phong phú của Ấn Độ, bà cũng đồng thời mang đến hơi thở hiện đại, mới mẻ vào các bộ trang phục. Những hiểu biết độc đáo, đôi mắt sắc sảo và sự hiểu biết đặc biệt của người phụ nữ đã giúp Dongre tạo ra 4 thương hiệu thời trang hàng đầu đất nước hơn 1,3 tỷ dân, trong đó có nhãn hiệu quần áo phương Tây đầu tiên của Ấn Độ, Global Desi. Nhà mốt của Dongre bao gồm nhãn hiệu trang phục cô dâu sang trọng - Anita Dongre, dòng trang sức quý Jadau thủ công - PinkCity và một thương hiệu xa xỉ bền vững (quần áo hữu cơ) -

Ngoài thời trang, Dongre còn là một nhà từ thiện nổi tiếng, người đã đi đầu trong cuộc chiến giành lương và đối xử bình đẳng cho phụ nữ nơi làng quê ở Ấn Độ, những người khâu quần áo cho ngành công nghiệp thời trang. Bên cạnh đó, công việc của bà với Trung tâm SEWA (Sharjah Electricity & Water Authority) đã được truyền cảm hứng từ tiêu dùng có ý thức như một phong cách sống hiện đại mới.

Anita Dongre: Nhà thiết kế trao quyền cho phụ nữ nơi làng quê để cùng đưa đế chế thời trang Ấn Độ ra toàn cầu - Ảnh 3

Thủ tướng Hillary Clinton cùng nhà thiết kế Anita Dongre tại Trung tâm SEWA.

Một trong những nỗi sợ của Dongre là mất đi kho tàng thủ công và văn hóa nước nhà, từ công thức nấu ăn đến âm nhạc hay nghệ thuật, dệt may cùng truyền thống thủ công độc đáo lâu đời. Do đó, bà đã tập trung vào việc hồi sinh, duy trì các nghề thủ công ở những ngôi làng xa xôi của Ấn Độ và trao quyền cho các nghệ nhân.

Chính thương hiệu thời trang bền vững Grassroot cũng được thành lập sau khi Dongre gặp phụ nữ tại Trung tâm SEWA khi họ kêu gọi sự giúp đỡ của bà để kết hợp nghề thêu với thời trang hiện đại.

Nhà thiết kế chia sẻ: "Điều hài lòng nhất của việc duy trì các nghề thủ công dân gian thông qua phụ nữ tại SEWA này là sự khác biệt mà việc trao quyền kinh tế tạo ra trong cuộc sống của họ. Thu nhập của chính mình. Thấy được sự tôn trọng, tự do và độc lập mà họ có được từ việc có thể tự duy trì tài chính đã là một yếu tố thay đổi cuộc chơi."

Thành công với SEWA đã khiến Dongre thành lập các trung tâm của riêng mình trong các ngôi làng để đào tạo phụ nữ về cách may vá sau đó cung cấp cho họ công việc cho thương hiệu của bà. "Tôi tin chắc rằng các làng có thể duy trì sự bền vững như một nền kinh tế, miễn là các thành viên trong cộng đồng đang đóng góp cho làng thay vì di cư đến những thành phố lớn hơn, điều gây ra các vấn đề xung quanh quá tải dân số", Dongre giải thích.

Hiện tại, đã có 8 trung tâm được mở ra, cùng với đó là kế hoạch nâng con số này lên 30 trong vòng 2 năm chỉ ở khu vực quê hương của bà. Bên cạnh đó, mục tiêu dài hạn là phát triển các trung tâm trên khắp Ấn Độ để giúp giải quyết tình trạng đói nghèo ở những ngôi làng xa xôi này và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Sáng kiến không chỉ giúp trao quyền cho phụ nữ về mặt tài chính, mà còn giúp Dongre mở rộng đế chế của mình trên toàn cầu.

Trong khi nhiều thương hiệu thời trang, trong đó có Việt Nam vẫn đang loay hoay với bài toán giữ gìn và đưa những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc đến với thời trang thế giới thì cách làm của nhà thiết kế người Ấn Độ này chính là một gợi ý không hề tồi. Cách tiếp cận trực tiếp với người dân mỗi vùng văn hóa, trao cho họ quyền được tham gia, đóng góp vào quá trình sản xuất không chỉ giúp khai thác tối đa những nét đặc sắc và đa dạng từ các dân tộc mà hơn hết, nó đem lại thu nhập cho người dân để nâng cao chất lượng sống đồng thời thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội tại những vùng quê hay miền núi xa xôi.

Tin Cùng Chuyên Mục