“Bạn học được điều gì khi làm việc cho Google hay Twitter?” và đây là câu trả lời xứng đáng 100 điểm

Đạt Lê (Tổng hợp)

(Doanhnhan.vn) - “Chủ thớt” đã nhận được lời đáp từ Larry Gadea - CEO kiêm founder của Envoy. Điều bất ngờ là Larry từng làm việc ở cả Google lẫn Twitter.

Một người dùng mạng hôm 05/10 vừa qua đã đặt câu hỏi trên Quora: “Nếu đã từng làm việc cho những gã khổng lồ công nghệ như Google hay Twitter, đâu là bài học quý giá nhất bạn nhận được?”.

Và đây là câu trả lời của Larry, nhận ra kha khá điều cần thiết giúp anh khởi nghiệp Envoy - một nền tảng quản lý tác vụ văn phòng một cách chuyên nghiệp và tự động hóa.

“Bạn học được điều gì khi làm việc cho Google hay Twitter?” và đây là câu trả lời xứng đáng 100 điểm - Ảnh 1

 

Tôi nghĩ rằng với bất kì ai khởi nghiệp, về cơ bản, thể nào bạn cũng sao chép khá nhiều các phương pháp và triết lý của ông chủ cũ. Điều này thật sự may mắn cho tôi, vì tôi từng làm ở Google (2005 - 2009) và Twitter (2009 - 2012) - những nơi đã dạy tôi các yếu tố cốt lõi để vượt qua “cửa tử startup” và sống sót cùng Envoy đến nay. Tôi biết rằng mình cần phải nỗ lực tuyển dụng được những người thông minh nhất trong khả năng có thể, phải minh bạch trong việc trao đổi thông tin, và phải xây dựng sản phẩm hướng đến người dùng cuối (end user).

1. Tôi biết rằng, những kĩ sư 10X thật sự tồn tại. Tôi đã thấy hàng loạt “bọn họ” - những người siêu chi tiết, đào bới gốc rễ của vấn đề, và suy nghĩ táo bạo về cả mô hình kinh doanh hơn là chỉ 1 phần nhỏ của công ty. Họ là những kẻ từ chối trở thành chiếc răng cưa nhỏ bé trong cỗ máy khổng lồ. Họ cũng là thế hệ có suy nghĩ không giới hạn, hứa hẹn cách tân toàn bộ công ty. Với những người này, hãy cho họ những gì họ muốn.

“Bạn học được điều gì khi làm việc cho Google hay Twitter?” và đây là câu trả lời xứng đáng 100 điểm - Ảnh 2

 

2. Bạn sẽ mắc kẹt trong giao tiếp. Chà, nói đúng hơn, là tôi “chết đuối” trong việc trao đổi thông tin và mọi người xung quanh tôi cũng thế. Những startup phát triển nhanh, đó là những công ty luôn tăng trưởng thần tốc hơn mức độ mà mỗi cá nhân có thể học hỏi hết, đặc biệt là về mặt thông tin. 

Mấu chốt để kiểm soát vấn đề là bạn phải minh bạch, rõ ràng ngay từ những ngày đầu. Bạn nên nói hết điều cơ bản với tất cả mọi người; để khi cần ra quyết định, bạn sẽ biết cân nhắc như thế nào là phù hợp. Còn một khi công ty đang trên đà cất cánh, nếu bạn không cung cấp đủ bối cảnh cho người khác, họ sẽ chẳng hiểu nổi thông tin bạn vừa mang đến là từ đâu rơi xuống, hợp lí ra sao, có khớp với mọi nền tảng trước đó hay chưa?... Đến thời điểm này, công ty không còn là 1 mô hình đơn giản để bạn có thể nói cùng 1 thông điệp cho tất cả các cấp nhân viên nữa. Mọi người sẽ phát cáu khi họ nghe điều gì đó mà không có nền tảng rõ ràng.

“Bạn học được điều gì khi làm việc cho Google hay Twitter?” và đây là câu trả lời xứng đáng 100 điểm - Ảnh 3

 

Điều này đặc biệt đúng với mấy lính mới tò te - những người chưa từng đi làm ở công ty trước đó, và chỉ nghe từ đàn anh đàn chị nói lại, hay xem trên TV, về những công ty “ác quỷ” cứ áp đặt quá quắt làm người ta chết khiếp. Ngạc nhiên chưa: đó không phải là những “con quỷ” đâu, chỉ là những anh chị cấp trên hơi tệ về khoản giao tiếp thôi, và cũng có một số người sếp quên tóm lược cho bạn đầy đủ bức tranh toàn cảnh. (Nhưng mà cứ tin thuyết âm mưu đi nếu bạn muốn, vì ai mà chẳng bị chúng thu hút cơ chứ?).

3. Bài học quan trọng thứ ba là luôn phải tập trung vào người dùng cuối. Không phải khách hàng, mà là người dùng cuối! Envoy của tôi đang phát triển tốt bởi vì mọi người thấy sản phẩm ở một văn phòng nào đó, rồi họ yêu thích nó (đa phần), ghi nhớ nó, cuối cùng là đem nó về văn phòng của mình. Chính sự lan truyền ấy đã dẫn đến thành công của Envoy hôm nay. Chúng tôi còn không có đội sales cho đến khoảng 2-3 năm gần đây. Và marketing thì chỉ mới triển khai cách đây chừng vài tháng.

“Bạn học được điều gì khi làm việc cho Google hay Twitter?” và đây là câu trả lời xứng đáng 100 điểm - Ảnh 4

Vậy nên, điều quan trọng là hãy xây dựng sản phẩm tập trung vào trải nghiệm của người dùng, đó sẽ là thứ khiến mọi người muốn sử dụng tiếp và giới thiệu cho người khác. Các tiêu chuẩn bảo mật SAML, SOC2 hay các “mã tích hợp cao cấp” cũng có thể bị đối thủ sao chép chỉ sau một đêm, nhưng không máy móc nào sao chép được sự trải nghiệm mà bạn tạo ra. iPod chính là một bản sao của máy MP3, nhưng trải nghiệm thì được nâng cao hơn nhiều. Đoán xem, giờ mọi người còn nhớ tới chiếc máy nào đây nè?

Larry Gadea - Nhà sáng lập và CEO Envoy

“Bạn học được điều gì khi làm việc cho Google hay Twitter?” và đây là câu trả lời xứng đáng 100 điểm - Ảnh 5

 

Larry bắt đầu Envoy năm 2013 sau khi nhìn thấy trên thị trường thiếu vắng các bộ công cụ văn phòng ứng dụng công nghệ. Vì vậy, họ đã xây dựng nên Envoy Vistors - đó là một chiếc iPad mà khách/đối tác đến thăm văn phòng của bạn có thể gõ tên, email, in ra một tin nhắn và các tác vụ khác. Loại công nghệ như vậy thường được xây dựng bởi team nội bộ của Google, Facebook hay Apple nhưng chưa áp dụng rộng rãi. Nhờ vậy, Envoy Vistors đã tiếp cận đến hàng vạn văn phòng công ty trên toàn thế giới. Trong tương lai, họ muốn xây dựng các công cụ tương tác ở các văn phòng một cách thuận tiện và thông minh hơn nữa.

Tin Cùng Chuyên Mục