Bản tin Tuần 02-06/03/2020 - Thị trường toàn cầu nhuộm đỏ

Lan Anh

(Doanhnhan.vn) - TTCK một tuần nữa gặp phải nhiều sóng gió, nguyên nhân chủ yếu theo nhận định vẫn tới do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như tâm lý hoang mang, mất bình tĩnh của nhiều nhà đầu tư.

Thị trường thế giới

Do lo ngại về diễn biến của dịch Covid-19 ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, các nhà đầu tư hầu như đều có tâm lý hoang mang, tiêu cực dẫn đến sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán tuần qua.

Bản tin Tuần 02-06/03/2020 - Thị trường toàn cầu nhuộm đỏ - Ảnh 1

Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI ACWI Index giảm mạnh nhất 10.46% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Thời gian này, các nhà đầu tư lại đổ dồn về kênh trú ẩn an toàn là trái phiếu và đẩy giá trị trường trái phiếu toàn cầu lên mức cao nhất lịch sử với 58,75 nghìn tỷ USD.

Bản tin Tuần 02-06/03/2020 - Thị trường toàn cầu nhuộm đỏ - Ảnh 2

Chứng khoán Mỹ rơi 6 phiên liên tiếp, Dow Jones đánh dấu một tuần giảm mạnh nhất từ trước đến nay với mức giảm hơn 12% kể từ năm 2008. S&P 500 giảm hơn 11%, Nasdaq Composite giảm 10.5%. So với mức đỉnh được lập vào ngày 19/2, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ đã bốc hơi gần 3580 tỷ USD. Cùng với áp lực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự bùng phát dịch từ virus corona khiến cho thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu liên tiếp bị gián đoạn.

Giới quan sát kỳ vọng sự bất ổn của thị trường tài chính và tác động kinh tế của dịch bệnh sẽ buộc Cục Dự trữ Liên Bang (Fed) cắt giảm lãi suất kể từ năm 2008.

Thị trường chứng khoán Châu Á cũng giảm về vùng điều chỉnh tình hình diễn biến của Covid-19 và thị trường chứng khoán Mỹ. Trung Quốc gây ảnh hưởng nặng nề vào nền kinh tế ASEAN do sự phụ thuộc của khối này vào Trung Quốc quá lớn trong ngành thương mại và du lịch.

PMI tháng 2 của Trung Quốc giảm mức kỷ lục 35.7, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007-2008.

Thị trường trong nước

Bản tin Tuần 02-06/03/2020 - Thị trường toàn cầu nhuộm đỏ - Ảnh 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ, đây là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số VN Index, độ nhạy của thị trường Việt Nam còn lớn hơn ó với thị trường Mỹ hay Châu Âu.

Ảnh hưởng từ Covid-19 đã xóa sạch thành quả của thị trường trong năm 2019 với mức giảm tuần là 5.5% và kể từ đầu năm là 8.2%.

Trong toàn danh mục VN30 tuần qua, chỉ có 2 mã duy nhất đi ngược dòng thị trường đó là STB và FPT trong khi các mã lớn khác đều giảm mạnh. Thanh khoản khớp lệnh bình quân trong tuần đạt 3.128 tỷ đồng, tăng 14% so với tuần trước đó, việc tăng này có thể là do áp lực cắt lỗ của các nhà đầu tư khi giao dịch ở vùng 925 đến 940 điểm. Phía khối ngoại cũng vẫn gia tăng bán ròng cũng góp phần làm thanh khoản thị trường gia tăng.

Nhận định MBS

Nếu vùng 860 – 862 điểm không giữ được, mốc về 800 điểm có thể là vùng được chú ý. Thị trường trong nước sẽ còn chịu tác động của bên ngoài khá cao và hoạt động bán ròng của khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Về tính chu kỳ của dịch bệnh, giống như dịch Sars, khả năng Covid-19 sẽ được kiểm soát tốt vào mùa hè tầm tháng 6 đến tháng 7 khi nhiệt độ cao trên 30 độ. Do đó kịch bản lạc quan là thị trường sẽ tạo đáy vào khoảng tháng 4 hoặc tháng 5 do tính chất phản ứng sớm hơn của thị trường chứng khoán.

Các kịch bản có thể xảy ra trong tuần:

Kịch bản 1: VN Index kiểm nghiệm thành công vùng đáy 860-880 và hồi phục trở lại.

Bản tin Tuần 02-06/03/2020 - Thị trường toàn cầu nhuộm đỏ - Ảnh 4

Xem xét mua vào khi kỹ thuật có tín hiệu tạo đáy bên cạnh động thái bán ròng của NĐTNN giảm dần.

Kịch bản 2: VN Index tiếp tục điều chỉnh về vùng thấp hơn 800-860.

Bản tin Tuần 02-06/03/2020 - Thị trường toàn cầu nhuộm đỏ - Ảnh 5

Quan sát phản ứng của chỉ số tại vùng đáy cũ 860, nếu thủng sẽ là cơ hội mua vào khi có tín hiệu điều chỉnh mạnh về sát vùng hỗ trợ 800 điểm.

Kịch bản 3: VN Index giảm xuyên qua vùng 800.

Bản tin Tuần 02-06/03/2020 - Thị trường toàn cầu nhuộm đỏ - Ảnh 6

Chờ các thời điểm giải ngân thích hợp khi chỉ số dừng đà giảm và xác lập tín hiệu tích lũy khi ở các vùng hỗ trợ 700-750.

Chiến lược giao dịch trên thị trường phái sinh:

Chiến lược Short vẫn được cân nhắc trong các nhịp hồi phục. Vùng kháng cự quanh 836-840 và ngưỡng hỗ trợ thấp hơn 816-820. Hoạt động giữ lệnh qua đêm không được khuyến khích giai đoạn này.

Nguồn tham khảo: MBS

Tin Cùng Chuyên Mục