Bốn ông trùm Trung Quốc vừa chuyển 17 tỉ USD sang các quỹ tín thác

Theo Phương Anh/Người Đồng Hành

Bốn nhà tài phiệt Trung Quốc đã chuyển hơn 17 tỉ USD tài sản của họ vào quỹ tín thác của gia đình vào cuối năm ngoái, đó dường như là cách họ bảo vệ tài sản của mình khi chế độ thuế mới tại Đại lục có hiệu lực.

Bốn ông trùm Trung Quốc vừa chuyển 17 tỉ USD sang các quỹ tín thác - Ảnh 1

 

Ví dụ mới nhất từ tỷ phú Sun Hongbin, chủ tịch của nhà phát triển bất động sản Sunac China, người đã tiết lộ trong một hồ sơ nộp cho sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào ngày 12.1 rằng ông đã chuyển phần lớn cổ phần của mình trong công ty sang South Dakota Trust vào ngày 31.12.

Bà Wu Yajun, chủ tịch của Longfor Group và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, đã có một động thái tương tự trong những tuần gần đây, hay như các ông trùm giàu có đằng sau các nhà phân phối thực phẩm Dali Foods Group và Zhou Hei Ya International.

3/4 công ty này đều niêm yết ở Hồng Kông, trừ Sunac, đều trích dẫn mục đích của việc chuyển nhượng là một phần của kế hoạch kế nhiệm. Cấu trúc sở hữu của cả bốn ông trùm đều liên quan đến các thực thể ở Quần đảo Virgin thuộc Anh.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh giới siêu giàu Trung Quốc nhận thấy khả năng chính phủ sẽ nhắm đến người giàu như họ để đẩy mạnh việc cắt giảm thuế cho quần chúng trong năm nay. Tài sản cá nhân tăng vọt lên mức ước tính 24 nghìn tỉ USD vào năm 2018, khiến người giàu sẽ bị soi và có thể bị thu thuế nhiều hơn và khiến nhiều gia đình tìm nơi ẩn giấu cho tài sản của mình như các quỹ tín thác.

"Các quỹ tín thác ở nước ngoài có thể không tránh được thuế hoàn toàn, nhưng ở một mức độ nào đó, họ có thể giúp cho các tỷ phú được hoãn thuế nhiều hơn ", Oscar Liu, giám đốc điều hành tại Noah International Holdings (Hong Kong) Ltd., một nhà cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho biết.

Bốn ông trùm Trung Quốc vừa chuyển 17 tỉ USD sang các quỹ tín thác - Ảnh 2

Giá trị chuyển nhượng tài sản của bốn "ông trùm" Trung Quốc

Tuy nhiên, luật thuế mới của Trung Quốc không nêu rõ liệu tài sản ủy thác ở nước ngoài có phải chịu thuế hay không, ông Liu cho biết. Bất kỳ khoản thuế nào cũng sẽ phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như liệu người thụ hưởng ủy thác có phải là cư dân chịu thuế ở Trung Quốc hay không, ông nói.

Thuế đánh lên người giàu là một phần của cuộc đại tu hệ thống thuế Trung Quốc. Đại lục dường như sẽ coi cắt giảm thuế như là lớp phòng thủ đầu tiên khi kinh tế đang chậm lại. Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase ước tính tổng tác động sẽ vào khoảng 2 nghìn tỉ Nhân dân tệ (300 tỷ USD), tương đương 1,2% GDP.

Theo Bloomberg, việc thay đổi cách tiếp cận của Bắc Kinh bắt nguồn từ khối lượng nợ khổng lồ của đất nước, do việc tài trợ phung phí vào các dự án cầu và đường sắt, và gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính.

Vụ chuyển nhượng tài sản mới nhất, được thực hiện bởi Sun diễn ra vào đêm giao thừa năm mới, với giá trị 4,5 tỷ USD. Năm 2017, tài sản của ông tăng gấp ba lần. Sun và các thành viên gia đình của ông là người thụ hưởng của quỹ tín thác. Con trai của ông, Kevin Zheyi Sun, được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Sunac vào tháng 5.2017. Lúc đó, anh này mới 27 tuổi.

Tin Cùng Chuyên Mục