Chủ tịch FPT: Doanh nghiệp khởi nghiệp than nhất là nạn 'xin - cho'

Theo An Linh/Dân Trí

Ông Bình cho rằng vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay là dữ liệu. Nói tới cách mạng 4.0 phải nói khởi nghiệp sáng tạo - startup nhưng khi làm việc cái mà các DN than nhất là "xin - cho".

"Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội hiếm hoi để Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc. Chúng ta hoàn toàn có thể đuổi kịp, đưa dân tộc vào vị thế mới. Nếu chúng ta "chậm tàu 4.0 giống như ba đoàn tàu" trước, cái giá mà Việt Nam phải trả sẽ rất lớn", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT nói.

Đó là chia sẻ của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT tại Hội thảo Định hướng phát triển nền kinh tế trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/1.

Ông Bình đặt vấn đề, thời gian qua, Việt Nam đã nói rất nhiều về Cách mạng công nghiệp 4.0 (CM 4.0), chuyển đổi số. Tuy nhiên, kết quả là ngày hôm nay về kinh tế, xã hội, DN, người dân đang được hưởng lợi ích gì?

"Bây giờ phải cần cụ thể bởi đây là cuộc đua 4.0 của các quốc gia, vấn đề là tốc độ. Tôi muốn nhắc lại câu nói của nhà cơ học thiên tài thời cổ Acsimet: "Cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái đất. Vậy trong cuộc đua số này, cho trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam có về đích trong top 10 CMCN 4.0", ông Bình đặt câu hỏi.

Ông Bình cho rằng vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay là dữ liệu. Nói tới cách mạng 4.0 phải nói khởi nghiệp sáng tạo - startup nhưng khi làm việc cái mà các DN than nhất là "xin - cho".

Chủ tịch FPT: Doanh nghiệp khởi nghiệp than nhất là nạn 'xin - cho' - Ảnh 1

 

Cụ thể, nhiều DN cho biết, họ làm một số loại sản phẩm mới nhưng đi đăng ký cho sản phẩm mới đã phát hiện ra trong các danh mục quản lý lại không có.

Bởi vậy, ông cho rằng Việt Nam đang đi trong vòng luẩn quẩn. Các DN khởi nghiệp đều vướng xin - cho. Trong khi Việt Nam luôn nói mình là quốc gia khởi nghiệp. Vậy làm thế nào để DN khởi nghiệp "nở hoa".

Đại diện một DN chia sẻ, chúng ta cứ nói ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nói AI như có sẵn nhưng ngay bản thân các chuyên gia đều dùng tiếng anh, làm AI không cho phép sử dụng tiếng Việt. Trong khi đó mình là người Việt Nam muốn cho người dân t tham gia thì trước hết là phải nói tiếng Việt. Lõi AI phải bằng tiếng Việt.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TienphongBank, nói: "Nhiều khi tất cả dịch vụ ngân hàng đều những cái mới. Tuy nhiên Luật, Nghị định ban hành từ lâu, thậm chí mới vài năm đã lạc hậu so với những công nghệ mới. Nếu có cơ chế sớm, chúng tôi có hành lang pháp lý để triển khai nhanh công cuộc cách mạng mới này", ông Hưng chia sẻ.

Ông Trương Gia Bình cho rằng CMCN 4.0 là cơ hội hiếm hoi thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc. Việt Nam có điểm sáng dân số trẻ, tư duy logic tốt, lực lượng các nhà nghiên cứu đông đảo về trí tuệ nhân tạo trong nước cũng như thế giới.

"Chúng ta hoàn toàn đuổi kịp, đưa dân tộc vào vị thế mới. Nếu chúng ta chậm "tàu công nghiệp 4.0 như ba đoàn tàu trước", cái giá mà Việt Nam phải trả rất lớn và đau khổ", ông Bình cảnh báo.

Ông cũng cho rằng, cái mới bao giờ cũng mâu thuẫn cái cũ. Vì vậy nếu chúng ta không quyết liệt thì không thể làm được cái mới. Vì vậy, cộng đồng DN rất cần sự chỉ đạo từ phía Chính phủ, bộ, ngành và địa phương để làm sao trong năm 2019 chúng ta có sự đột phá về kết nối dữ liệu, đưa ra được cơ chế sandbox. Bên cạnh đó là tập trung đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp 4.0.

Tin Cùng Chuyên Mục