Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà: "Thất bại chính là... người thầy lớn"

Mai Hiên

Dám mơ ước, dám thực hiện ước mơ và sẵn sàng đối mặt với thất bại, những điều tưởng chừng đơn giản nhưng đã trở thành tôn chỉ, là triết lý giúp Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà vượt qua cơn bĩ cực để dẫn dắt Think Big Group cùng Lộc Sơn Hà Holding vươn lên mạnh mẽ.

Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà:

 Chủ tịch tập đoàn Think Big Group; Chủ tịch Lộc Sơn Hà Holding Nguyễn Mạnh Hà phát biểu tại lễ Khai trương Lộc Sơn Hà Nha Trang

 
Không ai dám nói trước là chúng ta sẽ thành công như thế nào nhưng sống mà không dám mơ ước, không dám thực hiện ước mơ thì chẳng phải uổng phí cuộc đời tuyệt vời này lắm sao?

Cách đây 15 năm, khi đang làm trong một ngôi trường từ thiện dạy nghề cho thanh niên nghèo tại Hà Nội, chàng trai trẻ Nguyễn Mạnh Hà được một người đồng nghiệp phán một câu: “Trông cậu giống doanh nhân chứ không giống 1 nhà công tác xã hội”. Tối về, anh cứ mơ màng nghĩ đến khi mình là một doanh nhân thì “thật oách”. Cũng từ suy nghĩ đó mãi ám ảnh trong đầu mà anh đã quyết định nghỉ việc để mở công ty và “khoác áo doanh nhân”. Những tưởng mở công ty với cái mác Giám đốc là oách nhưng khi bước vào kinh doanh với vốn liếng đi mượn, mối quan hệ không có, kinh nghiệm không có và đặc biệt là không có kiến thức làm kinh doanh, khó khăn mới dẫn hiện hữu. Mở công ty với 5 cổ đông và vài nhân viên, mỗi tháng anh phải trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền thuế, tiền lương nhân viên... đủ thứ tiền cứ ập đến và quan trọng hơn là không có thu.

“Tôi và cộng sự không nắm được thị trường, không biết marketing, không biết tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự, không biết tìm kiếm khách hàng ở đâu, không có vốn, không quan hệ, không biết gì về luật pháp kinh doanh... Tất cả đều là những tay mơ thực sự trong kinh doanh. Cái mác doanh nhân – Giám đốc nhanh chóng thành thảm họa” - Nguyễn Mạnh Hà ngậm ngùi nhớ lại.

Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà:

 

Công ty phá sản chỉ sau 8 tháng với đống nợ “mơ ước”. Cái ước mơ trở thành người thành đạt, thành doanh nhân thực thụ của anh giờ thành địa ngục. Nằm nhà với đống nợ và ăn bám đồng lương còm (890.000đ/tháng) của vợ, anh thấy nhục hơn bao giờ hết.

“Vợ tôi khi đó phải đi dạy thêm sau giờ làm kiếm tiền trang trải cuộc sống. Có lúc cô ấy không thể chịu nổi cảnh tôi nằm nhà cả tháng, cô ấy bảo: “Anh đi làm gì cũng được, làm bảo vệ kiếm 500 ngàn một tháng cũng được chứ anh cứ nằm nhà thế này em thấy thương anh lắm”. Tôi đã nghe cô ấy và mang 10 bộ hồ sơ đi xin việc và điều mà tôi không ngờ là không đâu tiếp nhận tôi kể cả xin làm nhân viên chạy bàn, nhân viên kinh doanh. Ở đâu người ta cũng đòi bằng quản trị kinh doanh mà tôi thì chỉ có bằng cử nhân ngành Công tác xã hội” - Chủ tịch Think Big Group chia sẻ.

Biết được điểm yếu của mình, Nguyễn Mạnh Hà lại lần mò đi “tầm sư học đạo”, lê la các cửa hàng sách cũ để tìm mua sách đọc rồi tìm gặp những doanh nhân lớn hơn. Hành trình đó không hề ngắn, cho đến hôm nay cũng đã 15 năm.

“Tôi cắm đầu vào khởi nghiệp lại và làm đủ nghề, tôi không sợ dốt, không sợ bị sỉ nhục mà sợ nhất mình dốt thật. Sau đó, tôi cũng tìm thấy những người thầy thực sự và kiến thức kinh doanh thực tế. Tôi mở lại công ty và rút ra bài học từ thất bại” - Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ con đường tìm lại ánh sáng của mình.

Và quả thật, trời không phụ người có quyết tâm học hỏi và vươn lên. Đến năm 2012, bằng tất cả số tiền tích lũy từ mấy năm trước, Nguyễn Mạnh Hà mở hệ thống công ty khắp 3 miền, mở công ty đào tạo, công ty bất động sản cho thuê, mở quán càfe ở TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.

Thế nhưng, bởi thiếu kinh nghiệm mở rộng và quản lý hệ thống, khi công ty phát triển rộng cũng là lúc sự phá sản cận kề. Công ty 3 miền liên tục gặp vấn đề vì hệ thống không đủ tốt, nhân sự thiếu kinh nghiệm và chi phí quá lớn... Nguyễn Mạnh Hà lại đứng trước lần phá sản lớn lần hai.

Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà:

 

“Khi công ty mang một đống nợ. Doanh thu có tháng chỉ được 500.000 đồng. Tôi chỉ còn lại chiếc xe ô tô Honda Civic là có giá trị. Tôi đã bán nó để đi Singapore học kinh doanh, học Marketing và quản trị hệ thống doanh nghiệp. Sau lần đó tôi dần trưởng thành từ thất bại và nhận ra. “Mỗi lần thất bại là một bài học để cho tôi trưởng thành”. Sau những lần vấp ngã vì thiếu hiểu biết đó tôi đã dần hoàn thiện hơn trong kinh doanh. Để trở thành một doanh nhân thực thụ chỉ có vốn thôi chưa đủ. Còn rất nhiều thứ cần học hỏi và hoàn thiện thì mới mong có cơ hội thành công.

Cho tới hôm nay, nhìn Lộc Sơn Hà Land và Tập đoàn Think Big sắp phủ kín các tỉnh thành trên toàn quốc mới thấy những thất bại trước đây là món quà thượng đế ban tặng để tôi ngày càng ý thức về bản thân hơn. Không ai dám nói trước là chúng ta sẽ thành công như thế nào nhưng sống mà không dám mơ ước, không dám thực hiện ước mơ thì chẳng phải uổng phí cuộc đời tuyệt vời này lắm sao?”, dường như khó khăn không thể làm nản mà ngược lại càng hun đúc thêm ý chí của vị thuyền trưởng Think Big Group Nguyễn Mạnh Hà.

Năm 2019 sẽ đánh dấu một bước tiến lớn cho Lộc Sơn Hà. Thử thách, chông gai còn đang chờ phía trước song với tinh thần dám nghĩ, dám làm và không sợ thất bại, Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà cùng Think Big Group và Lộc Sơn Hà chắc chắn sẽ chinh phục được những nấc thang cao hơn để vươn xa hơn.

Tin Cùng Chuyên Mục