Chuyên gia Jim Schleckser đưa ra quan điểm gây tranh cãi: Càng có học vấn cao, càng khó trở thành tỷ phú?

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Thực tế, hiếm có tỷ phú nào có bằng tiến sĩ. Điểm qua một vài gương mặt tiêu biểu như Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Larry Ellision, thì sự thật đúng như vậy.

Tác giả cuốn sách "Great CEOs Are Lazy" (CEO nổi tiếng đều là những kẻ lười) Jim Schleckser đã chia sẻ một quan điểm gây tranh cãi trên trang Inc. Theo ông, có một sự trái ngược giữa trình độ học vấn và khả năng kiếm tiền.

Ông chia sẻ, xã hội đang rất đề cao người có bằng cấp. Jim viết: "Nói thật thì tôi cũng như vậy, dựa trên chính những suy nghĩ của tôi. Vì thế, tôi luôn mặc định con cái mình cũng sẽ học đại học, lấy bằng cấp tương tự, có thể còn cao hơn nữa."

Chuyên gia Jim Schleckser đưa ra quan điểm gây tranh cãi: Càng có học vấn cao, càng khó trở thành tỷ phú? - Ảnh 1

 Jim Schleckser

Lý do chính yếu cho biết tại sao các bậc cha mẹ lại suy nghĩ như vậy là bởi chúng ta đều cố gắng hết sức để đảm bảo rằng con mình có được sự chuẩn bị tốt nhất cho một cuộc sống viên mãn và tự lập.

Càng có học vấn cao, cơ hội có một cuộc sống sung túc cũng tăng lên. Ví dụ người có bằng tiến sĩ sẽ có thu nhập cao hơn nhiều người mới tốt nghiệp phổ thông. Có một tấm bằng đẹp cũng giúp người ta dễ kiếm việc làm, nâng cao cuộc sống vật chất và cả tinh thần. 

Tuy nhiên, mọi chuyện đều có hai mặt. Càng học cao, bạn càng giỏi về một lĩnh vực chuyên sâu nào đó, nhưng đó cũng là lúc giới hạn xuất hiện. Việc này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của bạn.

Có nghĩ, thu nhập tối thiểu và thu nhập trung bình của bạn cao lên, nhưng mức trần thu nhập bị kéo xuống. Thực tế, hiếm có tỷ phú nào có bằng tiến sĩ. Điểm qua một vài gương mặt tiêu biểu như Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Larry Ellision, thì sự thật đúng như vậy.

Chuyên gia Jim Schleckser đưa ra quan điểm gây tranh cãi: Càng có học vấn cao, càng khó trở thành tỷ phú? - Ảnh 2

Mấu chốt ở đây, khi nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực, kỹ năng của bạn sẽ phát triển theo hướng chuyên môn, chuyên biệt hoá. Dù bạn nghiên cứu lĩnh vực gì: y học, kỹ thuật hay khoa học máy tính, bạn càng dành nhiều thời gian đọc sách thì lĩnh vực của bạn càng trở nên hẹp hơn. Điều đó có nghĩa khi đi tìm việc với tấm bằng tiến sĩ, nhiều khả năng bạn sẽ tìm một công việc giảng dạy hoặc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Những công việc như vậy có thu nhập khá cao – nhưng không đủ để bạn trở thành tỷ phú.

Bạn có thể nâng mức sàn thu nhập của mình lên mức không phải lo lắng về tiền lương, nhưng bạn cũng tự thu hẹp cơ hội kiếm được số tiền cực lớn có được từ việc mở một công ty.

Với những người có trình độ học vấn thấp hơn, dĩ nhiên, mức lương sàn cũng thấp hơn. Bạn có thể làm những công việc lương tính theo giờ, hoặc lên quản lý cấp trung khi đã làm việc một thời gian dài. Đó không phải là một ý tưởng tồi.

Tuy vậy, đôi lúc bạn lại có cơ hội trở thành tỷ phú cao hơn những người có bằng tiến sĩ. Vì không có mức lương quá cao, bạn sẽ có xu hướng chuyển sang các ngành khác, bao gồm cả việc startup - cách làm đem lại cơ hội kiếm hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD.

Nếu một ngày con bạn muốn bỏ đại học để lập nghiệp, đừng vội vã bác bỏ ý kiến đó. Biết đâu được, những đức trẻ đã có một ý tưởng hay và nhìn ra tiềm năng phát triển. Và một ngày nào đó nhìn lại, chúng đã vươn đến mốc thu nhập mà ai cũng phải trầm trồ mơ ước.

Tin Cùng Chuyên Mục