Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng bắt tay nữ "cá mập", hé lộ món đồ "siêu cao cấp"

Theo Phương Linh/Dân Việt

Loạt thông tin về tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng tuần này khiến giới đầu tư không thể không ghé mắt nhìn, từ việc bắt tay vs Shark Thái Vân Linh, tới tăng giá xe máy điện hay mới nhất là tiết lộ kế hoạch làm smartphone siêu cao cấp.

Vừa mở bán loạt điện thoại, Vingroup lại âm thầm lên kế hoạch mới

Tập đoàn Vingroup đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con là Công ty cổ phần Vingroup Ventures. Công ty này ngành nghề kinh doanh chính là Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Công ty này có vốn điều lệ 70 tỷ đồng, do Vingroup là công ty mẹ sở hữu 70% vốn, 2 cổ đông khác của doanh nghiệp này là bà Thái Vân Linh (sở hữu 10%) và Nguyễn Hồng Quân (sở hữu 20%).

Bà Thái Vân Linh là người đại diện theo pháp luật, đồng thời là Tổng giám đốc của Vingroup Ventures. Bà được biết tới nhiều khi tham dự chương trình truyền hình thực tế dành cho các công ty khởi nghiệp Shark Tank Việt Nam từ đầu năm 2017.

Vingroup tuần qua cũng gây chú ý khi chính thức ra mắt 4 smartphone đầu tiên của mình là Vsmart Active 1+, Vsmart Active 1, Vsmart Joy 1+ và Vsmart Joy 1. Những chiếc máy này đều thuộc phân khúc giá rẻ và tầm trung. Mức giá 4 loại trên từ 2,49 triệu đồng đến 6,29 triệu đồng.

Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng bắt tay nữ

Ông Phạm Nhật Vượng vừa lập thêm một công ty con là Vingroup Ventures hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Phía VSmart cho biết, trong năm 2019, Vsmart sẽ tiếp tục mở rộng thị trường và tấn công vào nhiều phân khúc giá khác. Đáng chú ý trong số này là Vsmart Super Lux thuộc phân khúc siêu cao cấp. "Lux" cũng là tên mà Vingroup lựa chọn để đặt tên cho dòng xe hơi VinFast.

Thông tin cụ thể về những mẫu máy chưa ra mắt này chưa được tiết lộ thêm. Tuy nhiên, Vsmart cho biết hãng đang nghiên cứu những công nghệ mới như cảm biến vân tay dưới màn hình.

Vinaconex thay tướng sau khi bị An Quý Hưng thâu tóm

Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa có thông báo về việc thay đổi Người đại diện pháp luật và Tổng giám đốc doanh nghiệp.

Cụ thể, HĐQT Vinaconex đã phê duyệt đơn xin từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Đỗ Trọng Quỳnh và bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Đông giữ chức vụ trên. Ông Đông cũng là người đại diện theo pháp luật của tổng công ty này thay ông Quỳnh trước đó.

Ông Nguyễn Xuân Đông chính là vị đại gia mới nổi thời gian gần đây khi bỏ hơn 7.000 tỷ để mua 57,71% vốn điều lệ Vinaconex. Một số thông tin trước đó đã tỏ ra nghi ngờ khả năng thanh toán của ông Đông khi tổng nguồn vốn công ty ông thời điểm mua Vinaconex chỉ gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đúng hạn 4/12, ông Đông đã chồng đủ tiền.

Công ty An Quý Hưng của ông Đông được thành lập năm 2001, vốn điều lệ 360 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi 2 cá nhân gồm ông Nguyễn Xuân Đông (70%) và bà Đỗ Thị Thanh, vợ của ông Đông (30%).

Vợ ông Trịnh Văn Quyết muốn bán sạch cổ phiếu tại công ty chồng

Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng bắt tay nữ

Bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Trịnh Văn Quyết đã đăng ký bán ra toàn bộ hơn 26,6 triệu cổ phiếu ROS mà mình nắm giữ.

Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã ROS) tuần này đã thông thông báo về việc giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến người nội bộ. Cụ thể, bà Lê Thị Ngọc Diệp đã đăng ký bán ra toàn bộ hơn 26,6 triệu cổ phiếu ROS mà mình nắm giữ, tương đương 4,7% vốn tại FLC Faros.

Với mức thị giá cổ phiếu ROS phiên giao dịch gần nhất là 36.400 đồng, bà Diệp có thể thu về 950 tỷ đồng.

Dự kiến giao dịch diễn ra từ ngày 17/12 tới đến 15/1/2019 thông qua các giao dịch thỏa thuận.

Bà Diệp là vợ ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT của FLC Faros và Tập đoàn FLC. Tại FLC Faros, ông Quyết sở hữu 382,2 triệu cổ phiếu tương đương 67,34% vốn điều lệ.

ROS trước đó đã có vệt trượt dài sau khi từ đỉnh gần 190.000 đồng/cổ phiếu cuối năm 2017 đã trôi một mạch về mức hiện tại chỉ hơn 36.000 đồng/cổ phiếu.

Vinamilk lần đầu trong lịch sử không còn trong top đầu tư của ông trùm Dragon Capital

Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng bắt tay nữ

Việc tăng trưởng của Vinamilk thời gian gần đây bị đánh giá là chững lại.

Theo báo cáo mới nhất của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) – quỹ thành viên lớn nhất do Dragon Capital quản lý, cổ phiếu VNM lần đầu  đã ra khỏi top 10 khoản đầu tư lớn nhất của đơn vị này.

Trước đó, VNM luôn là con gà đẻ trứng vàng trong danh sách đầu tư của VEIL với tỷ lệ lên tới 20%. Thậm chí trong năm 2012, tỷ lệ đầu tư của VEIL vào VNM lên tới 27%.

Trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL, MWG vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 8,13% (tương đương gần 115 triệu USD).

Việc tăng trưởng của Vinamilk thời gian gần đây bị đánh giá là chững lại.

Trước đó, theo báo cáo 9 tháng năm 2018, doanh thu của Vinamilk tăng 2% lên gần 39.600 tỷ đồng.  Tuy nhiên, trừ các chi phí, lợi nhuận ròng của Vinamilk đạt 7.928 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ.

Sau 9 tháng, tổng tài sản của Vinamilk giảm 1,6% xuống 34.026 tỷ đồng. Đáng chú ý, Vinamilk đang vay nợ 1.202 tỷ đồng, với 80% là nợ vay ngắn hạn.

Thaco của ông Trần Bá Dương báo lãi khủng

Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải – Thaco vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu đạt 12.061 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi ấy, giá vốn thấp giúp lợi nhuận gộp công ty thu về tăng gần 60%, đạt 2.420 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Thaco ghi nhận khoản lãi trước thuế hơn 1.360 tỷ đồng, tăng tới 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng, Thaco của ông Trần Bá Dương ghi nhận 39.800 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Các kết quả này tăng lần lượt 13% và 29% so với cùng kỳ 2017.

Liên quan tới Thaco, trong tuần, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo về ngày đăng ký cuối cùng chi trả cổ tức bổ sung bằng tiền mặt năm 2017 của Công ty này.

Với vốn điều lệ 16.580 tỉ đồng, ước tính Thaco chi ra khoảng 1.990 tỉ đồng để trả cổ tức tiền mặt 2017. Giới phân tích ước tính, ông Dương và công ty liên quan sẽ thu về khoảng 1.340 tỉ đồng cổ tức.

Tin Cùng Chuyên Mục