Dầu giảm sau do nhu cầu từ Trung Quốc ảm đạm và đồng USD mạnh

Hải Đăng (theo Reuters)

Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (24/10), khi dữ liệu cho thấy nhu cầu từ Trung Quốc vẫn ảm đạm trong tháng 9 và đồng USD mạnh đã gây áp lực, trong khi hoạt động kinh doanh Mỹ suy yếu đã làm giảm kỳ vọng về việc nâng lãi suất mạnh tay hơn và kìm hãm đà giảm của giá dầu.

Giá dầu Brent giao tháng 12 ở mức 93,26 USD/thùng, giảm 24 cent, tương đương 0,3% sau khi tăng 2% trong tuần trước. Dầu WTI còn 84,58 USD/thùng, mất 47 cent, tương đương 0,6%. Cả hai loại dầu đều giảm $ 2/thùng trước đó vào đầu phiên.

Mặc dù cao hơn so với tháng 8, nhập khẩu dầu thô trong tháng 9 của Trung Quốc chỉ đat 9.79 triệu thùng/ngày, thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu hải quan cho thấy vào ngày thứ Hai, khi các nhà máy lọc dầu độc lập bị hạn chế sản xuất trong bối cảnh biên lợi nhuận thấp và nhu cầu ảm đạm.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết “sự phục hồi gần đây trong nhập khẩu dầu đã chững lại vào tháng 9,” đồng thời lưu ý thêm rằng các nhà máy lọc dầu độc lập tại Trung Quốc đã không thể sử dụng hạn ngạch gia tăng do các đợt phong toả liên quan COVID-19 đang gây áp lực lên nhu cầu.

Các chuyên gia phân tích của ING chia sẻ sự bất định về chính sách zero-COVID-19 của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng bất động sản đang làm suy yếu tính hiệu quả của các biện pháp kích thích tăng trưởng, mặc dù tăng trưởng GDP quý III cao hơn kỳ vọng.

Sức mạnh liên tục của đồng USD, vốn tăng trở lại trong phiên sau khi Nhật Bản bị nghi ngờ can thiệp vào ngoại hối, cũng gây áp lực cho giá dầu. Đồng USD mạnh hơn làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua bên ngoài nước Mỹ.

Giá dầu đã khởi sắc phần nào sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ trong tháng 10 giảm tháng thứ 4 liên tiếp, với các công ty sản xuất và dịch vụ trong cuộc khảo sát hàng tháng với các nhà quản lý mua hàng đều báo cáo nhu cầu khách hàng thấp hơn.

Dầu giảm sau do nhu cầu từ Trung Quốc ảm đạm và đồng USD mạnh - Ảnh 1

Tín hiệu tích cực

S&P Global cho biết chỉ số sản lượng PMI tổng hợp của Mỹ, theo dõi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã giảm từ 49.5 trong tháng 9 xuống 47.3 trong tháng này.

Phil Flynn, một nhà phân tích tại Price Futures, cho biết, sự suy yếu này có thể cho thấy rằng việc nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để chống lạm phát đang phát huy hiệu quả và có thể thuyết phục FED làm chậm chính sách nâng lãi suất, đây là một tín hiệu tích cực cho nhu cầu nhiên liệu. “Việc chỉ số PMI giảm là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể đang chậm lại một chút, điều này trở thành xu hướng tăng giá”, Flynn nhận định.

Tin Cùng Chuyên Mục