Để thành công, Bill Gates đã phải từ bỏ thói quen xấu 9/10 người mắc phải này

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Trong câu chuyện thành công của Bill Gates, ông nhắc đến những thói quen xấu này khi đang là sinh viên Đại học Harvard.

Trong buổi nói chuyện chia sẻ những bài học thành công với sinh viên trường Nebraska-Lincoln, Bill Gates thú nhận ông đã từng là một người hay trì hoãn. Hiểu đơn giản, giống như đại đa số chúng ta, nhà sáng lập Microsoft cũng một thời rất lười nhác trong công việc và học tập.

Thói quen xấu này xuất phát từ những năm tháng Bill Gates đang là sinh viên Đại học Harvard: "Tôi thích thể hiện rằng mình là một người bất cần. Tôi không làm bài tập, không đến lớp và cũng chẳng quan tâm chuyên gì xảy ra." Bill Gates thành thật chia sẻ.

Chỉ đến khi "deadline" đã cận kề, Bill Gates mới lao đầu vào công việc. "Ai cũng nghĩ thế là hay. Quan điểm của tôi lúc đó là như thế, luôn giữ hình ảnh một kẻ nước đến chân mới nhảy."

Để thành công, Bill Gates đã phải từ bỏ thói quen xấu 9/10 người mắc phải này - Ảnh 1

Vấn đề chỉ xuất hiện khi Bill Gates bắt đầu bước chân vào kinh doanh. Thương trường vốn chẳng phải trò đùa, và ông sớm nhận ra thói quen này ảnh hướng xấu tới cả  sự nghiệp. "Sau vài năm, tôi mới bỏ được tật xấu này." - chia sẻ của Bill Gates làm cả khán phòng cười lớn.

Trong một chia sẻ trên mạng xã hội Reddit, Bill Gates một lần nữa nói về thói trì hoãn mà ông mắc phải trong suốt những năm học đại học: "Tôi thích làm mình trở nên khác biệt bằng việc không thèm đến lớp học."

Và chỉ đến khi ông nhận ra một sự thật: "Trong kinh doanh, chẳng ai tán dương những kẻ thích trì hoãn." Dần dần, Bill Gates cải thiện bản thân và trở thành một vị CEO biết sắp xếp, xử lý công việc hợp lý.

Thói trì hoãn là tác nhân gây ảnh hưởng rất xấu tới sự nghiệp. Thực tế, trì hoãn là một trong những bản năng của con người, và hầu như ai cũng mắc phải thói quen xấu này trong đời. Sau đây là một số phương pháp để khắc phục tình trạng trì hoãn, lười biếng: 

- Xác định rõ mục tiêu của bạn, đảm bảo chúng đều khả thi và rõ ràng nhất có thể.

- Xác định nguyên nhân gây trì hoãn, biết rõ tác nhân cản trở bạn hoàn thành công việc

- Lập kế hoạch làm việc cho riêng bản thân, áp dụng những phương pháp chống trì hoãn như: 

+ Chia công việc thành các đầu mục nhỏ 

+ Lập "deadline" cho bản thân

+ Loại bỏ những tác nhân gây mất tập trung

+ Biết linh hoạt thay đổi công việc để tránh mắc kẹt khi gặp khó khăn

+ Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành một mục tiêu

+ Nghĩ về những thành tựu có thể đạt được khi hoàn thành xong công việc

- Theo dõi hiệu quả làm việc theo từng tuần, tự cân đối, điều chỉnh để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bản thân.

Tin Cùng Chuyên Mục