Định luật lạ ở Trung Quốc: Càng dịch bệnh, càng khát khao mua hàng hiệu

Selina Nguyễn (Theo Nikkei)

(Doanhnhan.vn) – Ngay sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, người tiêu dùng ở Trung Quốc trút hàng triệu USD để mua sắm hàng hiệu, giúp nhiều đại gia châu Âu thu lãi lớn.

11/4, Hermès mở cửa trở lại ở Quảng Châu, sau thời gian dài ngừng hoạt động vì cách ly xã hội. Chỉ trong 1 ngày, hãng đã thu về 2,7 triệu USD, con số được xem là kỷ lục mọi thời đại.

Khởi đầu trong mơ này dường như đã xoá tan cơn ác mộng quý I của ông lớn nước Pháp, cũng như làm ấm lại thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Cùng với người đồng hương Kering, doanh thu LVMH sụt giảm nghiêm trọng trong 3 tháng đầu năm 2020. Dù cho Hermès từng đứng vững và tăng trưởng ấn tượng xuyên suốt những cuộc khủng hoảng trong quá khứ, thì với Covid-19, hãng vẫn mất 6% doanh thu trên toàn cầu.

Đen đủi hơn cả là Gucci. Thương hiệu đóng góp khoảng 60% doanh thu của Kering và có lượng người theo dõi lớn ở Trung Quốc, cũng đã giảm 22%, mức tồi tệ nhất so với các thương hiệu xa xỉ cùng phân khúc.

Cú ngã của doanh thu đánh mạnh vào khả năng duy trì quy mô của các doanh nghiệp này, Kering sẽ cắt giảm 30% cổ tức và giảm tiền bồi thường cho các giám đốc điều hành để đối phó với suy thoái. Để bảo vệ lợi nhuận của mình, hãng sẽ tìm cách đàm phán lại các khoản thanh toán cho thuê cửa hàng và cân nhắc về chi tiêu cho quảng cáo.  

Định luật lạ ở Trung Quốc: Càng dịch bệnh, càng khát khao mua hàng hiệu - Ảnh 1

Giờ đây, khi những khó khăn tạm lắng lại, công ty mẹ của Hermès tự tin vào tốc độ tăng trưởng của doanh số bán các mặt hàng của hãng tại Trung Quốc trong tương lai, khi mức tăng trong tháng 4 khá tốt. “Những gì đang diễn ra cho thấy sự thèm khát mua sắm của người Trung Quốc sau hai tháng bị phong tỏa. Họ chắc chắn sẽ quay lại nhu cầu tiêu dùng như trước đây”, Giám đốc tài chính của LVMH, ông Jean Jacques cho biết.

Đại dịch Covid-19 mang đến cái nhìn khác biệt đối với ngành kinh doanh sản phẩm xa xỉ. Nếu như trước đây, Trung Quốc bị nhìn nhận là là một đối tác tầm tầm hạng trung, dù thị trường này đóng góp tới 90% tăng trưởng của ngành kinh doanh hàng xa xỉ năm ngoái, thì giờ, họ trở thành niềm hi vọng duy nhất của nhiều nhãn hiệu. Không giống những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, thời điểm mà những khó khăn về kinh tế ít ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người Trung Quốc, Covid-19 khiến khả năng "cấp cứu" thị trường của giới nhà giàu Trung Quốc suy giảm đáng kể. 

Định luật lạ ở Trung Quốc: Càng dịch bệnh, càng khát khao mua hàng hiệu - Ảnh 2

Trên thực tế, nếu người Trung Quốc không thể ra khỏi nhà thì chẳng những các cửa hàng tại Trung Quốc đại lục chịu tổn thất, mà ngay cả Hong Kong, Châu Âu - nơi có đông khách du lịch Trung Quốc ghé thăm hàng năm - mức sụt giảm doanh thu cũng rất đáng lo ngại. Kering đóng cửa các cửa hàng tại Trung Quốc vào tháng 2, rồi đóng cửa chuỗi showroom ở châu Âu vào tháng 3, và thế là mất tới 15% doanh số bán hàng.

Doanh thu của LVMH cũng đã giảm 15%, xuống còn 10,5 tỷ EUR. Phân khúc bán lẻ, bao gồm các cửa hàng bán hàng miễn thuế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với mức giảm 25%.

Tin Cùng Chuyên Mục