Doanh nghiệp bán lẻ tại Việt muốn đa dạng hóa hoạt động ở nước ngoài

H.Thủy

61% số doanh nghiệp được hỏi cho biết, dù tiếp tục hoạt động chủ yếu ở Việt Nam, nhưng họ đang tìm hiểu thêm về quốc gia láng giềng để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp bán lẻ tại Việt muốn đa dạng hóa hoạt động ở nước ngoài - Ảnh 1
Nhiều doanh nghiệp đang xem xét mở rộng và đa dạng hoạt động kinh doanh bên ngoài thị trường Việt Nam.

Một khảo sát do DHL Global Forwarding thực hiện mới đây trong Hội nghị Thời trang và Bán lẻ tại tp.HCM cho thấy, đa số trong 60 thương hiệu và nhà sản xuất lĩnh vực bán lẻ cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, 61% trong số này đang tìm hiểu thêm về các quốc gia láng giềng như Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Bangladesh và Sri Lanka nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. 

59% người tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ đã hoạt động tại Việt Nam hơn một thập kỷ. Đặc biệt, 82% cho biết chi phí cho sản xuất và nhân công là yếu tố then chốt để họ quyết định đặt cơ sở tại Việt Nam. 

Tại phiên thảo luận nhóm được điều phối bởi ông Mark Cheong - Trưởng Bộ phận Marketing và Kinh Doanh của DHL Global Forwarding Việt Nam, các đơn vị tham dự đã đồng tình với các thành viên hội thảo rằng chi phí cho logistics hiện đang chiếm 20,8% trên tổng số GDP của Việt Nam. Đây là một con số tương đối cao và Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp khác để duy trì sức cạnh tranh.

Gần một nửa số người tham gia khảo sát tin rằng việc số hóa các quy trình hải quan để tăng tốc độ phê duyệt và nhập khẩu là rất quan trọng. Hơn 70% đồng ý rằng các khoản đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ, đường biển và sân bay, kho ngoại quan… là cần thiết để giúp giảm chi phí cho logistic” - ông Archer Fu cho biết thêm.

Bà Swati Wig - Trưởng bộ phận DHL Consulting khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - chia sẻ: "Việt Nam đang được định vị là trung tâm sản xuất của thế giới nhờ sự ổn định chính trị, chính sách thân thiện với doanh nghiệp, đất đai và nguồn nhân lực có sẵn cùng với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược. Việt Nam cũng có một thị trường tiêu thụ nội địa phát triển nhanh chóng đối với ngành bán lẻ”. 

Theo bà Swati Wig, dù đã đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng giao thông và logistics cũng như đào tạo kỹ năng cho lực lượng lao động của ngành bán lẻ, nhưng Việt Nam cũng cần đặc biệt chú ý đến chi phí, đất đai có sẵn và thêm vào danh mục đầu tư các hoạt động giá tăng giá trị cho ngành bán lẻ và thời trang khi ngày càng có nhiều công ty hiện diện tại đây.

Tin Cùng Chuyên Mục