Doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm sa thải nhân viên dù kinh tế khó khăn

Selina Nguyễn (Theo Bloomberg)

(Doanhnhan.vn) - “Chúng tôi không cắt giảm nhân sự, nhưng cũng không thể trả lương cho các bạn”.

Đó là tất cả những gì mà nhà sáng lập một công ty khởi nghiệp công nghệ với ứng dụng phổ biến tại Trung Quốc chia sẻ với hơn 200 nhân viên của họ trong tháng 3 vừa qua. Thông báo đã tổng hợp tình trạng khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc đang phải đối mặt.

Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các công ty không được phép sa thải nhân viên của mình và phải có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ họ trong lúc này.

Trong tháng 2, doanh thu một công ty có trụ sở tại Quảng Châu đã giảm xuống dưới 10% vì những chính sách mà chính phủ nước này yêu cầu nhằm ngăn chặn sự lây lan của covid-19. Những người đứng đầu công ty không muốn thông báo cắt giảm việc làm, bởi điều này cực kỳ nhạy cảm vào thời điểm hiện tại, nhưng họ cũng không thể phủ nhận rằng chính công ty của mình đang không còn đủ khả năng chi trả tiền lương cũng như các chế độ phúc lợi khác cho nhân viên.

Doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm sa thải nhân viên dù kinh tế khó khăn - Ảnh 1

Tình trạng thất nghiệp tăng đột biến có thể khiến những người lao động bất mãn tràn xuống đường phố. Đây là nỗi lo lắng và sợ hãi có thể xảy ra với Đảng Cộng sản Trung Quốc, khiến cho tình hình chính trị, kinh tế càng trầm trọng hơn bao giờ hết.

Bởi vào cuối những năm 1990, khi Thủ tướng Zhu Rongji tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) dẫn đến việc cắt giảm khoảng 2 triệu việc làm. Các công nhân bị sa thải khi đó đã đứng lên gây ra các cuộc biểu tình trên khắp đất nước.

Bây giờ các nhà chức trách lo ngại rằng việc sa thải nhân viên có thể làm tăng thêm sự bất mãn, bắt đầu nổi lên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc khi có bằng chứng cho thấy các quan chức chính phủ đã che giấu những cảnh cáo ban đầu về các rủi ro do covid-19 gây ra và những số liệu thống kê những ca nhiễm bệnh.

Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng vọt lên 6,2% trong tháng 2, mức cao nhất kể từ năm 2018. Với con số kỷ lục 9 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ gia nhập lực lượng lao động vào năm 2020, tỷ lệ này có thể tăng lên tới 10% trong năm nay, Iris Pang, chuyên gia phân tích kinh tế Trung Quốc tại ING Bank NV ở Hồng Kông cho biết.

Chuông cảnh báo ở Bắc Kinh

Tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan nên ưu tiên hàng đầu để ổn định việc làm. Nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hay chậm một chút cũng không sao, miễn là sắp xếp ổn định việc làm trong năm nay”, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong cuộc họp ngày 10/3.  

Trước những cú sốc kinh tế trước đó bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 hay khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đều kiềm chế tốt sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp bằng cách tăng cường đầu tư vào các công trình công cộng, yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay và các doanh nghiệp nhà nước hạn chế sa thải. Nước này cũng đã vượt qua được cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ vào năm ngoái mà không có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ thất nghiệp.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này có vẻ tồi tệ hơn nhiều. Các thành phố phải đóng cửa các dịch vụ, trường học, cấm du lịch cùng nhiều biện pháp nghiêm ngặt khác để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng đã khiến nền kinh tế nước này buộc phải “đóng cửa” trong 2 tháng qua. Ưu tiên số 1 lúc này là để các doanh nghiệp có thể tự xoay sở, đứng vững trên đôi chân của mình. Chính phủ đã cắt giảm lãi suất, nương tay hơn với các khoản nợ xấu và nới lỏng các tiêu chí để các công ty khởi động lại hoạt động.

Doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm sa thải nhân viên dù kinh tế khó khăn - Ảnh 2

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đã tăng đột biến trong thời gian mấy tháng gần đây

Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước nói rằng họ đã không thể tiếp cận với các khoản tài trợ mà họ cần để thanh toán các khoản nợ và lương sắp đến hạn. Nếu không có thêm hỗ trợ tài chính hoặc nền kinh tế Trung Quốc không phục hồi ngay lập tức, một số doanh nghiệp sẽ có thể phải đóng cửa mãi mãi.

Một cuộc khảo sát dành cho các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc được thực hiện trong tháng này cho thấy: 1/3 số người được hỏi chỉ có đủ tiền mặt để trang trải chi phí cố định trong một tháng, trong khi 2/3 khác cho biết sẽ cạn tiền trong vòng hai tháng. Trong hoàn cảnh này, hầu hết các công ty sẽ nhanh chóng phải sa thải nhân viên.

Ở một số nơi như tỉnh Hắc Long Giang, các doanh nghiệp nhà nước đã nhận được hướng dẫn để hạn chế sa thải. Một số tỉnh khác ở Trung Quốc cũng đang hoàn lại tiền các khoản thanh toán an sinh xã hội như một chính sách để hạn chế việc đóng cửa doanh nghiệp và sẽ ban hành thêm một số chính sách ưu đãi khác trong vài tháng tới.

Bất chấp những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ để kiện toàn các doanh nghiệp nhà nước không có lợi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn phải tiếp tục dựa vào họ để giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế hiện nay. Công nhân ở đó có thể phải cắt giảm giờ làm, giảm lương hoặc nghỉ không lương, nhưng chắc chắn, họ sẽ không bị mất việc làm.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đã giảm đáng kể, phần lớn đã chuyển sang nền kinh tế tư nhân. Theo Phó Thủ tướng Liu He, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 60% nền kinh tế và 80% việc làm tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp này từ lâu đã phải vật lộn với việc khai thác tài chính để mở rộng công ty trong thời kỳ bùng nổ và sống sót qua thời kỳ khủng hoảng. Đứng trước những khó khăn hiện này, rất nhiều khả năng các doanh nghiệp tư nhân sẽ phải đóng cửa và sa thải nhân viên, dù chính phủ có ban hành một số ưu đãi bổ sung trong thời gian tới.

Doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm sa thải nhân viên dù kinh tế khó khăn - Ảnh 3

 

Nhiều sinh viên đại học Trung Quốc đã tìm đến Weibo, một nền tảng truyền thông xã hội giống như Twitter, để thể hiện sự thất vọng cũng như những lo lắng về triển vọng nghề nghiệp của mình. Chính phủ đã phản ứng bằng cách mở rộng số lượng các chương trình sau đại học và yêu cầu các cơ quan công cộng và doanh nghiệp nhà nước ưu tiên tuyển dụng sinh viên mới. Điều đó vẫn sẽ khiến hàng triệu sinh viên phải tìm kiếm việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân.

Theo một cuộc khảo sát tháng 2 của Zhaopin.com, khoảng 1/3 các công ty tư nhân đang có kế hoạch cắt giảm việc tuyển dụng. Chỉ 20% trong số 9.000 công ty tham gia khảo sát cho biết kế hoạch tuyển dụng của họ là không thay đổi, trong khi gần 37% không chắc chắn.

Các chủ sở hữu của công ty khởi nghiệp phần mềm Quảng Châu không hy vọng tình hình kinh doanh sẽ được cải thiện cho đến tháng 9. Doanh nghiệp thường tuyển dụng khoảng 20 sinh viên tốt nghiệp đại học/năm vào những năm trước, nhưng năm nay sẽ không tuyển dụng thêm bất cứ nhân sự nào nữa.

Nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản khiến tăng trưởng kinh tế nước này giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ.

Tin Cùng Chuyên Mục