Hiệu ứng tâm lý chốn công sở: Tại sao bạn luôn cảm thấy lười biếng trước mỗi buổi họp?

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng, các cuộc họp hoá ra lại chính là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lao động.

Như chúng ta đã biết, Elon Musk đã từng viết thư cho các nhân viên Tesla, trong đó gợi ý đến việc cho phép... bỏ họp hành nếu thấy không cần thiết. Theo CEO Tesla, chỉ nên dùng hình thức này để thảo luận các vấn đề cực kỳ quan trọng, hoặc giải quyết tình huống khẩn cấp, bất khả kháng.

Và các nhà khoa học cũng tán thành với Elon Musk. Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng, các cuộc họp hoá ra lại chính là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lao động.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Fisher College (Ohio, Mỹ) nhận thấy người lao động gặp phải một hiện tượng tâm lý trước các buổi họp.

Hiệu ứng tâm lý chốn công sở: Tại sao bạn luôn cảm thấy lười biếng trước mỗi buổi họp? - Ảnh 1

 

Cụ thể, càng sát thời gian ấn định diễn ra họp hành, quá trình tư duy của bạn sẽ bị trì hoãn và chậm hơn bình thường. Dĩ nhiên, hiệu quả lao động cũng đồng thời giảm theo.

Thử xem đây có phải hiện tượng quen thuộc xảy ra với chính bạn không nhé. Trước mỗi buổi họp, chúng ta bỗng lười..bất thình lình. Các công việc quan trọng hay tốn nhiều thời gian thường bị cho qua, thay vào đó, bạn chỉ miễn cưỡng làm "lấy lệ" vài thứ lặt vặt như trả lời email, lướt tin nhắn,...

"Tâm lý của chúng ta thường bị ảnh hưởng ngay trước khi cuộc họp diễn ra" - tiến sĩ Selin Malkoc, tác giả nghiên cứu cho biết.

"Khi có sự kiện xảy ra, chúng ta sẽ hình thành tâm lý trì hoãn, muốn có thêm thời gian, dù không thực sự cần thiết. Kết quả, bạn làm được ít việc hơn hẳn so với bình thường."

Kết qua thu được dựa trên 8 báo cáo khác nhau. Các nhà nghiên cứu chia 198 ứng viên thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được thông báo họ sẽ có khách trong vòng 1 tiếng nữa, nhóm thứ hai thì không.

Sau đó, các ứng viên được yêu cầu đọc sách. Hiệu ứng tâm lý thể hiện rõ rệt khi nhóm đầu tiên cho rằng họ cảm thấy khó đọc hơn bình thường. Trái lại, nhóm thứ hai không có biểu hiện gì đặc biệt.

Trong một nghiên cứu khác trên 158 sinh viên, những người được giả định đang chuẩn bị vào giờ học. Một nhóm sinh được thông báo trước 5 phút rằng thời gian học sẽ bắt đầu sớm hơn.

Qua theo dõi, nhóm sinh viên này sau đó đều chỉ làm các công việc tầm phào như: gửi tin nhắn, kiểm tra Facebook, email....

Tuy nhiên, những người không được thông báo trước thì có xu hướng làm các công việc liên quan tới giờ học nhiều hơn. "Khi biết chỉ còn 5 phút nữa, bạn sẽ có cảm khác chẳng làm được gì nhiều. Thời gian cũng trở nên ngắn lại" - Malkoc cho biết.

Như vậy, khoảng thời gian trước mỗi buổi họp luôn là lúc tâm lý lười biếng xuất hiện. "Ví dụ trước buổi họp 2 tiếng, sẽ chẳng ai muốn làm gì nghiêm túc cả". Điều này cũng lý giải tại sao công việc luôn bị đình trệ vào những ngày có họp hành.

Để tránh hiện tượng này, Malkoc đưa ra một giải pháp: gộp các buổi họp lại, tránh "bôi" ra thành nhiều buổi khác nhau. Bằng cách này, quãng thời gian giữa mỗi lần họp sẽ dài hơn, và cảm giác trì trệ cũng ít hơn.

Tin Cùng Chuyên Mục