'Học từ người thành công là công thức dễ dụ dỗ những người vừa thiếu, vừa thèm, vừa lười biếng'

TS. Đỗ Tiến Long - Công ty TNHH Tư vấn Quản lý OD Click

Học từ người thành công, học khởi nghiệp thành công hay học để đi tìm đam mê đều là xu hướng "lạc lối".

Tôi cho rằng có ba con đường học lạc lối, có thể hủy hoại tài năng lớp trẻ. 

Con đường đầu tiên là, học từ người thành công. Muốn thành công nhanh là một não trạng lệch lạc và tạm bợ. Học từ người thành công là công thức dễ dụ dỗ những người vừa thiếu, vừa thèm, vừa lười biếng. Thực ra, người thành công chỉ chiếm chưa đến 1% dân số. Mà mỗi người lại một vẻ riêng. Đa số người đi học người thành công không có tố chất hay hoàn cảnh xuất thân nào giống người thành công, nên càng cố học thì càng đánh mất mình, rồi sau ra một thứ giở dăng giở đèn. Kết cục, mất phương hướng ở tuổi 30.

Ông Đỗ Tiến Long cho rằng nếu chỉ chăm chăm học theo người thành công, lớp trẻ sẽ mang tư duy cũ kỹ, ý thức hời hợt, thiếu định hướng và động lực.
Ông Đỗ Tiến Long cho rằng nếu chỉ chăm chăm học theo người thành công, lớp trẻ sẽ mang tư duy cũ kỹ, ý thức hời hợt, thiếu định hướng và động lực.

Con đường lệch lạc thứ hai là học khởi nghiệp thành công. Các công ty khởi nghiệp thành công đều trong các tình huống bối cảnh đặc thù của chu kỳ kinh tế, chu kỳ ngành, cũng như nguồn lực và năng lực doanh nghiệp. Vì thế nếu lặp lại, cho chính ông chủ đó làm lại trong hiện tại, tỷ lệ thành công cũng sẽ không cao. Nghiên cứu chỉ ra, nếu Bill Gates mở công ty sớm hơn hay muộn hơn 5 năm, chưa chắc đã thành tỷ phú. Sau khi học môn khởi nghiệp, ra đời không ít các SMEs trong ngõ, với các ý tưởng slogan hào nhoáng Anh ngữ được trưng ra.

 
 

Ông Đỗ Tiến Long là Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Công ty TNHH Tư vấn Quản lý OD Click - đơn vị chuyên tư vấn đề phát triển tổ chức và chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, năng lực lãnh đạo. 

Ông có 18 năm kinh nghiệm đào tạo, tư vấn cho tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có 8 năm là giảng viên, chủ nhiệm bộ môn quản trị chiến lược tại trường Đại học kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khả năng sống sót của các ý tưởng này có lẽ vô cùng nhỏ. Tốt nghiệp đại học mà nguy cơ không thành chủ và cũng không thành thợ là rất cao. Khả năng về hưu ở tuổi 30 nếu cứ theo đuổi kiểu như vậy trong thế giới hôm nay.

Xu hướng thứ 3 là học đi tìm đam mê. Với xu hướng này học xong vẫn chưa biết đam mê, muốn đi tìm đam mê trong doanh nghiệp. Đi làm để thử nghiệm xem hướng nào phù hợp. Vấn đề là trong các tổ chức lớn nhỏ, mô hình đã được xác lập, thường vận hành áp lực. Khi bước vào muốn sống sót phải thích ứng và cuốn theo. Không có thời gian nào để nghe bâng khuâng, chân bước đi, trong lòng nghĩ suy gì. Tìm được đam mê là hãn hữu. Mà có tìm ra sau vài lần thử thì cũng lại hết động lực, nhiên liệu tuổi trẻ đã cạn.

Theo những đặc thù giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, giới trẻ dường như đang bị cuốn vào 3 xu hướng trên. Hậu quả là tư duy cũ kỹ, ý thức hời hợt, thiếu định hướng và động lực, sau khi tốt nghiệp. Sẽ là thất bại khủng khiếp nếu bị rơi vào hội chứng trên, sau mười mấy, hai mươi năm, cắp sách tới trường.

Vậy chúng ta cần học gì?

1. Học để tuân thủ hệ thống. Tuân thủ các nguyên tắc xã hội, công ty, gia đình, đất nước. Dù làm khoa học hay công nhân viên, muốn sống được phải biết tuân thủ, trên máy bay hay trên bàn tiệc, trong xưởng máy, bệnh viện hay nhà khoa học. Tuân thủ cao cũng tạo ra đỉnh cao. Chất lượng luôn đi kèm kỷ luật. Kể cả sáng tạo đổi mới cũng phải tuân thủ kỷ luật và quy trình.

2. Học để là chính mình phát huy tài năng giá trị của mình cao nhất, trong mối quan hệ với tuân thủ. Muốn xuất chúng thì phải độc đáo, chứ không sao chép. Mà độc đáo chủ yếu cũng qua lao động một cách kỷ luật và tuân thủ, kể cả nguyên tắc cá nhân.

3. Học để thay đổi tầm nhìn góc nhìn. Cởi mở nhận thức, cởi mở góc nhìn, xây dựng kiến thức vừa sâu vừa rộng, để đảm bảo hai nguyên tắc trên.

Tin Cùng Chuyên Mục