Huawei vẫn hy vọng Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt để mở rộng "miếng bánh" smartphone 5G

Selina Nguyễn (Theo Nikkei)

(Doanhnhan.vn) – Một năm đã trôi qua kể từ khi Huawei bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen, cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc này.

Nikkei, cùng với chuyên gia Fomalhaut Techno Solutions của Tokyo, đã phân tích, Mate 30, mẫu điện thoại mới nhất năm 2020 của Huawei để xem xét các bộ phận cấu thành bên trong. Smartphone Mate 30 sử dụng mạng 5G của Huawei, đã được ra mắt tại một số quốc gia kể từ quý III năm ngoái.

Nikkei và Fomalhaut đã xác định nguồn gốc của từng linh kiện trong Mate 30 và chốt giá của điện thoại theo giá thị trường.

Huawei vẫn hy vọng Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt để mở rộng

Các linh kiện Trung Quốc đã tạo ra 42% tổng giá trị trong điện thoại thông minh 5G mới của Huawei, Mate 30

Thoạt nhìn, các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc hiện chiếm 42% tổng giá trị các linh kiện, tăng khoảng 25% khi Huawei vẫn có thể mua từ các công ty Mỹ. Các bộ phận do Mỹ sản xuất hiện chỉ chiếm 1% tổng giá trị linh kiện trong mẫu điện thoại mới nhất Mate 30, giảm mạnh khoảng 11%.

Họ phát hiện ra rằng, các thành phần của Trung Quốc được sử dụng trong mô hình của Mate 30 cao hơn 16,5 điểm phần trăm so với Mate 20 Pro, được ra mắt trước khi lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực và tương thích với mạng di động 4G.

Huawei vẫn hy vọng Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt để mở rộng

Những số liệu thống kê này cho thấy Huawei đã buộc phải thay đổi đáng kể các nhà cung cấp trong năm nay. Trước lệnh trừng phạt từ phía Mỹ, Huawei đã sử dụng chất bán dẫn được phát triển bởi công ty con HiSilicon trong các mẫu thiết kế điện thoại của mình. HiSilicon hiện đã chuyển sang phát triển chất bán dẫn cho các mô hình 5G. Điều này cho thấy Huawei hiện có khả năng tự phát triển các bộ phận của riêng mình và không còn phụ thuộc vào nhà sản xuất Skyworks Solutions của Mỹ để sản xuất chip cho mô hình điện thoại mới nhất của mình.

Ở quy mô lớn hơn, khả năng mới của Huawei báo hiệu một hy vọng đáng mừng cho tham vọng của Trung Quốc trong việc cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Huawei đã vượt qua những trở ngại trong việc thiết kế chip có thể xử lý việc thu và truyền sóng vô tuyến trong điện thoại thông minh 5G, giúp truyền thông tốc độ cao trở nên khả thi.

Huawei vẫn hy vọng Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt để mở rộng

Điều này cũng mang lại cho Huawei một lợi thế so với các đối thủ khác trong nước. Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 trên thế giới, cũng đã cân nhắc về việc gắn chip cho các mẫu điện thoại thông minh của mình. Mặc dù đến nay, các mô hình mới nhất của Xiaomi vẫn chưa có bất kỳ con chip nào do chính công ty phát triển.

Xiaomi "không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục sử dụng chip Qualcomm" cho mẫu điện thoại thông minh 5G mới nhất của mình, theo Hideki Maeno, giám đốc công ty tư vấn Omdia của Anh, chi nhánh tại Nhật Bản.

Qualcomm cung cấp gần như tất cả các chip mà Xiaomi sử dụng trong mẫu điện thoại thông minh 5G của mình. Vào tháng 3, Huawei cũng cho biết họ hy vọng vẫn có thể sử dụng các nhà cung cấp ở Mỹ và bất chấp lệnh trừng phạt, công ty đã chi trả 70% cho các nhà cung cấp ở Mỹ vào năm 2019 so với một năm trước, theo một bài báo của Financial Times.

Các nhà sản xuất Mỹ cũng cung cấp nhiều bộ phận khác được sử dụng trong điện thoại Xiaomi, chiếm 38%, cao hơn 12% so với các bộ phận được sử dụng trong các thiết bị 4G của họ. Đây cũng là trường hợp tương tự của các hãng sản xuất điện thoại Trung Quốc khác như Oppo và Vivo.

Mặc dù Huawei đã xây dựng chuỗi cung ứng ít phụ thuộc vào các công ty Mỹ, nhưng vẫn còn một chặng đường dài để phát triển hệ thống vận hành cạnh tranh cũng như các phần mềm liên quan khác.

Huawei vẫn hy vọng Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt để mở rộng

Huawei có truyền thống sử dụng hệ điều hành Android do Google cung cấp. Trong khi Huawei vẫn có thể sử dụng Android, nhưng một số ứng dụng khác của Google phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ và không có sẵn cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các ứng dụng phổ biến như Gmail, Google Search và YouTube sẽ không thể được cài đặt trong điện thoại thông minh 5G của Huawei.

Huawei đang chạy đua để phát triển hệ điều hành của riêng mình, được đặt tên là "Hongmeng" để thay thế cho hệ điều hành Android của Google. Tuy nhiên, công ty lại gặp trở ngại lớn trong nỗ lực mở rộng doanh số toàn cầu của điện thoại thông minh 5G do thiếu ứng dụng Google.

Bất chấp chiến lược phát triển cả phần cứng và phần mềm cho điện thoại thông minh của mình, Huawei chắc chắn vẫn sẽ thấy vui mừng khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ, mở đường cho thị trường điện thoại của mình được phép cài đặt các ứng dụng phổ biến của Google.

Tin Cùng Chuyên Mục