Kailash - nơi ngự trị của các vị thần

Thành Trung

Ngọn núi được thế giới mệnh danh là "vũ trụ tâm linh". Có hàng ngàn người đã từng leo lên đỉnh Everest ở độ cao 8.849m, còn đỉnh Kailash chỉ cao gần 6.700m thì chưa từng có ai đặt trên đến. Các truyền thuyết kể lại rằng, những người đặt chân lên con dốc dẫn lên đỉnh núi thánh đều sẽ chết.

Núi Kailash - thánh địa bất khả xâm phạm

Theo các học thuyết hiện đại, núi Kailash rỗng và đại diện cho cánh cổng thứ bảy, nơi các nhà hiền triết vĩ đại cai quản thế giới.

Vị trí của nó và một số kim tự tháp nổi tiếng được xây dựng ở những nơi bí ẩn trên Trái đất có sự đối xứng bất ngờ. Vì vậy người ta cho rằng, chúng ẩn chứa những bí mật thâm sâu của hành tinh chúng ta. Có lẽ vì để bảo vệ những bí mật đó, núi Kailash không cho phép con người chinh phục.

Núi thiêng Kailash.
Núi thiêng Kailash.

“Không người phàm nào được phép bước lên đỉnh núi Kailash, giữa những đám mây, là nơi ở của các vị thần. Người nào dám lên đỉnh núi thánh và nhìn thấy các vị thần đều sẽ chết!”, lời cảnh báo này hầu như có trong tất cả các văn tự cổ đại của Tây Tạng.

Tuy nhiên vào những thập kỷ gần đây, một số nhóm leo núi đã phớt lờ cảnh báo này mà tiến lên ngọn núi, liều lĩnh cố gắng chinh phục một trong những đỉnh núi bí ẩn nhất thế giới.

Có vẻ khó tin, nhưng những người leo núi đều phải đối mặt với sự thay đổi thời tiết đột ngột, các trở ngại gần như không thể vượt qua, những trải nghiệm kỳ lạ, tất cả những hiện tượng không thể giải thích được này đều khiến họ phải quay lại.

Theo thần thoại, núi Kailash là trục Trái Đất hay chiếc thang dẫn lên trời, nơi giao thoa giữa Thiên đường và Hạ giới. Trong Ấn Độ giáo, núi Kailash được coi là nơi ở của thần Shiva. Phật giáo lại cho rằng, Đức Phật đã từng sống nơi đây.

Kailash và những điều bí ẩn

Theo truyền thuyết địa phương, núi Kailash là "trung tâm của thế giới", ngoại trừ các vị Thần, không người phàm nào có thể leo lên nó.

Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc nhất về núi Kailash xảy ra vào năm 1998, khi một nhóm thám hiểm khoa học do nhà khảo cổ học nổi tiếng Ernst Murdashev dẫn đầu đến để khảo sát núi Kailash.

Một cao tăng đã đưa cho Ernst một bức ảnh về núi Kailash và mô tả sự kỳ diệu của ngọn núi. Khi Ernst nhìn vào bức ảnh này, ông đã choáng váng! Bởi vì ngọn núi này chính là một kim tự tháp vĩ đại được đặt trên đỉnh núi Kailash.

Núi Kailash nhìn từ xa.
Núi Kailash nhìn từ xa.

Những lời nói của Ernst đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia khoa học khác và mọi người đều bị sốc khi nhìn kỹ nó, điều này quả thực rất giống với các kim tự tháp của Ai Cập.

Với cảm giác bí ẩn mạnh mẽ này, nhóm thám hiểm khoa học đã ngay lập tức bắt đầu cuộc khảo sát chuyên sâu về núi Kailash. Họ dừng chân dừng lại dọc đường, cẩn thận kiểm tra từng chỗ khả nghi thì phát hiện rất nhiều tượng Phật được chế tác tinh xảo ẩn hiện dưới lớp tuyết trắng vô tận.

Điều này đã khiến nhóm thám hiểm khoa học quyết tâm leo lên ngọn núi linh thiêng này và thay đổi lịch sử xưa nay không có ai leo đến đỉnh chính.

Họ leo lên ngọn núi thiêng dưới sự dẫn dắt của vị cao tăng, nhưng trong quá trình leo núi họ luôn lờ đờ và có cảm giác muốn ngủ. Lúc này, cao tăng đã cảnh báo họ rằng nguy hiểm đã xuất hiện rồi, họ không được trèo lên nữa, nếu không các vị Thần sẽ giáng tội xuống đầu họ.

Tuy nhiên, 4 thành viên của nhóm thám hiểm khoa học cảm thấy lời nói của cao tăng không khoa học nên tiếp tục leo lên, nhưng cuối cùng họ phải quay lại giữa chừng vì bị lạc.

Một điều khủng khiếp đã xảy ra sau khi trở về: Cả 4 người này đều chết một cách kỳ lạ do lão hóa nghiêm trọng trong vòng một năm. Họ đã già đi và qua đời nhanh chóng trong vòng một năm, các bác sĩ cao cấp nhất lúc bấy giờ cũng thấy lạ lùng không thể giải thích được.

Sau khi so sánh dữ liệu đo được trên núi Kailash với các kim tự tháp Ai Cập, giáo sư Muldashevg nhận thấy rằng hai dữ liệu này đồng nhất một cách đáng ngạc nhiên. Hơn nữa, theo giả thuyết của ông, độ cao ngọn núi sẽ thay đổi theo từng năm, nhưng trung bình là 6.666m. 

Trong nghiên cứu sau đó, các chuyên gia thám hiểm khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng hướng mà tượng Nhân sư nhìn về chính là núi Kailash. Có thể nào mục tiêu của Sphinx là núi Kailash?

Hướng mặt của Sphinx là Núi Kailash.
Hướng mặt của Sphinx là Núi Kailash.

Các nhà khoa học đã đặt Kim tự tháp của người MayaBãi đá Phục sinh cùng nhau để nghiên cứu, và kết quả đã khiến các nhà khoa học phải ngạc nhiên!

Khoảng cách giữa tượng Nhân sư và núi Kailash = khoảng cách từ Kim tự tháp của người Maya đến Đảo Phục sinh; khoảng cách giữa núi Kailash và Bãi đá Stonehenge = 6.666 km, chính xác là số mét của độ cao núi Kailash.

Con số tương tự một lần nữa gặp lại giữa Kailash và Bắc Cực, trong khi đến Nam Cực là 13.332 km, gấp đôi quãng đường ban đầu. Những người theo Thần số học cho rằng, con số 6.666 chắc chắn biểu trưng cho điều gì đó và không phải ngẫu nhiên được gắn với ngọn núi Kailash.