Khám phá vùng đất “tiên cảnh” trong mắt những người đi biển

Thiên Hy / Pháp luật 4 Phương

Mũi Hảo Vọng (The Cape of Good Hope) trông giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Trước khi kênh đào Suez được xây dựng năm 1869, mũi Hảo Vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á.

Việc hàng loạt tàu hàng chuyển hướng qua mũi Hảo Vọng của Châu Phi nhằm tránh tắc đường tại kênh đào Suez đang khiến nhiều người chú ý lại tuyến đường biển từng sôi động nhất thế giới này.

Núi Bàn là điềm báo tốt lành trong thâm tâm các nhà hàng hải.
Núi Bàn là điềm báo tốt lành trong thâm tâm các nhà hàng hải.

Mũi Bão Táp

Mũi Hảo Vọng nằm ở phía Nam bán đảo Cape Town được xem là điểm đánh dấu chia đôi Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Có nhiều người cho rằng đây là điểm cực Nam của Châu Phi nhưng đó là sự nhầm lẫn lớn. Mũi cực Bam là Agulhas nằm cách đó khoảng 150km.

Theo truyền thuyết, vào năm 1692, chiếc tàu Hà Lan do Van Der Decken làm thuyền trưởng bị đắm và biến mất ở mũi Hảo Vọng không chút dấu vết. Từ đó về sau cứ mỗi lần giông bão nổi lên thì người ta đồn đại về một con tàu ma.

Truyền thuyết cho rằng con thuyền bị một lời nguyền rủa phải lưu lạc trôi dạt giữa biển khơi mà không thể cập bến.

Chính những lời đồn này đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim “Cướp biển vùng Caribbean” khi họ lấy Mũi Hảo Vọng làm bối cảnh. Lời nguyền của con tàu đắm được cho là nguyên gốc của tàu Hà Lan bay trong phim. Vị thuyền trưởng nửa người nửa quái trên con tàu này cứ 10 năm thì mới được lên đất liền 1 ngày.

Thế nhưng, đấy là truyền thuyết, còn thực tế thì Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) ban đầu có tên là Cape of Storms (Mũi Bão Táp) do nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias vâng lệnh Vua Ruo Ao Đệ nhị thống lĩnh một đoàn thuyền xuất phát từ Lisbon đi dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi với ý đồ có thể khám phá một con đường mới thông với Ấn Độ vào năm 1486. 

Mũi Hảo Vọng. 
Mũi Hảo Vọng. 

Khi đến vùng phía Nam Châu Phi thì đoàn thuyền phải trải qua gió bão rất lớn, hầu như mọi thành viên đều nghĩ rằng chuyến đi này họ sẽ phải chôn mình trong bụng cá. Bất ngờ thay một đợt sóng đã đẩy đoàn thuyền lên một mũi đất vô danh, qua đó tránh được cơn bão.

Sau khi sống sót, thuyền trưởng Diast và thuyền viên vui mừng đặt tên cho mũi đất này là Mũi Bão Táp để kỷ niệm về chuyến đi. Tất nhiên sau khi thoát chết, thuyền trưởng Diast cùng các thuyền viên chỉ dám men theo lối cũ trở về chứ không đủ can đảm bước tiếp. 

Đoàn thuyền về đến Bồ Đào Nha và kể lại chuyến đi đầy bão táp cho quốc vương là  John II (1455-1495) nghe. Thế nhưng nhà vua cho rằng nếu vượt qua được mũi Bão Táp để giao thương với vùng đất phương Đông giàu có thay vì phải đi đường bộ qua Trung Đông đầy sa mạc thì sẽ có rất nhiều tài phú.

Bởi vậy ông đã cho đổi tên mũi đất này thành Mũi Hảo Vọng. Mũi Hảo Vọng từ đó trở thành một cảng và điểm tham chiếu quan trọng cho các thủy thủ đi từ châu Âu đến châu Á. Thời bấy giờ, Mũi Hảo Vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa hai châu lục.

Năm 1497, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khác là Da Gama dẫn một đoàn tàu vòng qua được mũi Hảo Vọng thành công, đi vào Ấn Độ Dương và đến Calicut bên bờ nam Ấn Độ Dương. Sau đó, họ mang về nhiều thứ quý giá như vàng, hương liệu tơ lụa từ Ấn Độ về Bồ Đào Nha.

Hàng loạt những phát hiện như việc đi qua mũi Hảo Vọng, phát hiện châu Mỹ của Colombo năm 1492 và Magellan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào năm 1519 được lịch sử gọi là “Những phát kiến địa lý”.

Chính những phát hiện này đã mở rộng tầm nhìn của người châu Âu, ảnh hưởng lớn đến chính trị, kinh tế, văn hóa. Thuyết trái đất hình tròn được chứng minh, giao thương được đẩy mạnh và hai nền văn hóa Á-Âu giao thoa mạnh hơn.

Quán trọ đại dương

Trước khi kênh đào Suez được xây dựng năm 1869, Mũi Hảo Vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, ngay cả khi kênh đào Suez được xây dựng thì vẫn có một lượng lớn tàu đi qua Mũi Hảo Vọng.

Nguyên nhân chính là kênh đào Suez khá nhỏ nên chỉ có tàu cỡ vừa đi qua được, còn hầu hết các tàu cỡ lớn phải vòng qua phía Nam Châu Phi. Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, kênh đào Suez bị ngừng lưu thông 9 năm. Tầm quan trọng của tuyến đường qua Mũi Hảo Vọng càng rõ rệt.

Sau khi kênh đào Suez lưu thông trở lại, Mũi Hảo Vọng vẫn là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Hàng năm, khoảng 40.000 tàu bè qua lại Mũi Hảo vọng, trong đó, một nửa là tàu nhập khẩu xăng dầu Tây Âu, 1/4 là tàu của Mỹ. 

Tuyến đường vòng qua phía Nam Châu Phi tuy quan trọng lại là vùng biển khá nguy hiểm. Do giáp ranh Châu Phi nghèo đói nên nạn hải tặc hoành hành khá dữ dội. Hơn nữa, vùng biển nơi đây có nhiều bão táp, gió lớn cùng đá ngầm, tạo nên vô số khó khăn cho thuyền bè qua lại. 

Ngoài việc là tuyến đường huyết mạch nối liền Á-Âu, Mũi Hảo Vọng còn là địa điểm du lịch khá nổi tiếng. Thành phố Cape Town nằm ở mạn Bắc Mũi Hảo Vọng là địa điểm du lịch cũng như bến cảng nổi tiếng của Nam Phi.

Năm 1652, công ty Đông Ấn Hà Lan đã xây dựng cứ điểm thực dân đầu tiên tại đây, đặt nền móng cơ sở cho thành phố. Sau đó một thời gian, thực dân Anh - Hà Lan không ngừng mở rộng các cơ sở vào sâu trong lục địa Nam Phi.

Nhờ đó các thành phố này giữ lại được hầu hết các công trình kiến trúc từ thế kỷ 17, từ đài thiên văn, kịch trường, vườn hoa cho đến bảo tàng.

Thành phố cảng Cape Town nằm dựa lưng vào núi Yi Tebuer, nằm sát bên mép nước vịnh Tebuer. Phong cảnh nơi đây rất đẹp, địa hình thuận tiện.

Nằm gần đó là vịnh Tebuer nới có bến cảng sầm uất. Núi Tebuer có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.082 m, hay còn gọi là “Núi Bàn” vì đỉnh núi này bằng phẳng như mặt bàn. 

Khi mùa hè trời trong nắng ấm, trên bầu trời xanh thẳm bay đến một đám mây trắng bao trùm lên đỉnh núi, giống như phủ lên “cái bàn” ấy một tấm khăn trải bàn màu trắng. Nhìn từ xa, nó như một bức tranh sơn dầu hình khối trang nhã tĩnh lặng, làm người ta thấy lòng mình rộng mở, tinh thần sảng khoái vui tươi.

Là tượng trưng của thành phố núi Tebuer, ngọn núi vẫn là điềm báo tốt lành trong thâm tâm các nhà hàng hải vì càng gần ngọn núi có nghĩa là càng gần Cape Town, nơi thuyền bè có thể tiến hành bổ sung những thứ cần thiết hay sửa chữa tu bổ.

Vịnh Tebuer cũng có tên gọi từ núi Tebuer, có cảng rộng nước sâu, sóng lặng, gió yên, cùng lúc có thể đậu hơn 40 tàu biển cỡ lớn, là một vịnh cảng được thiên nhiên ưu đãi.

Hai bên Tebuer còn có đỉnh Madagascar dốc đứng, núi Sư Tử và núi Tín Hiệu. Sở dĩ có tên núi Tín Hiệu là do trước kia trên núi có đặt một trạm tín hiệu, mỗi khi tàu thuyền vào cảng thì treo cờ lên và bắn pháo để báo tin cho người trong thành phố

Giữa các núi và vịnh là khu phố cổ Cape Town, phần lớn là các công trình kiến trúc cổ đại thời kỳ thực dân Hà Lan thế kỷ 17 để lại như thành phố nhỏ Cape Town, nhà thờ Groot, quảng trường Green Point.

Tất cả đều mang nét cổ kính, phong trần. Các cơ sở nghiên cứu giáo dục và địa điểm nghệ thuật như đại học Cape Town, đài thiên văn, kịch trường lộ thiên Meirateweile đều tập trung phân bố ở miền nam. Trên núi Tubuer còn xây dựng một vườn thực vật quốc gia và một viện bảo tàng.

Vào thời kỳ đỉnh cao, Cape Town từng được gọi là “Quán trọ của đại dương” do là nơi tiếp liệu chính cho tuyến đường biển sôi động bậc nhất thế giới khi đó.

Link bài gốc