“Lời nguyền ba thế hệ” khiến tập đoàn hàng đầu Ấn Độ tàn lụi

Theo Ngọc Mai/Dân Việt

Hai anh em nhà Singh để mất tất cả tài sản thừa kế chỉ sau vài năm quản lý công ty.

Chỉ trong vài năm kể từ khi thừa hưởng tài sản từ công ty được thành lập bởi ông nội của họ, hai anh em Malvinder và Shivinder Singh đã quản lý để mất gần như tất cả mọi thứ - bao gồm cả quyền kiểm soát hai công ty đại chúng. Câu chuyện của họ dường như khẳng định “lời nguyền ba thế hệ” làm cho quá nhiều doanh nghiệp theo mô hình gia đình thất bại sau đời thừa kế thứ ba.

Anh em nhà Singh là những người thừa kế Ranbaxy Laboratories, vốn là công ty dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ, do ông nội Bhai Mohan Singh sáng lập và được cha của họ, tiến sĩ Parvinder Singh, người đã qua đời năm 1999 phát triển. Malvinder và Shivinder, mỗi người được thừa hưởng một phần ba Ranbaxy Laboratories, đã vội vã đầu tư rất nhiều tiền vào việc mở rộng Fortis Healthcare và Religare Enterprises, hai công ty đại chúng khác mà họ sở hữu. Họ cũng đổ một số tiền lớn cho các công ty mà người họ hàng của họ, Gurinder Singh Dhillon sở hữu.

“Lời nguyền ba thế hệ” khiến tập đoàn hàng đầu Ấn Độ tàn lụi - Ảnh 1

Malvinder Mohan Singh và Shivinder Mohan Singh (từ trái qua phải)

Hiện tại, một số công việc kinh doanh của anh em nhà Singh đang bị điều tra hình sự bởi các cơ quan tài chính. Có những cáo buộc về các tài liệu giả mạo và hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp từ các công ty của họ để trang trải các khoản vay và tổn thất đầu tư ở nơi khác. Hai anh em để mất công ty Ranbaxy sau một vụ kiện và bị mua lại. Các thông tin chi tiết về cuộc mua bán không tiết lộ nhưng nguyên nhân phần lớn đến từ các khoản nợ nhiều triệu USD. Dường như các khoản vay và thu nhập được sử dụng để mở rộng các công ty của họ, đặc biệt về bất động sản, dẫn đến thua lỗ trong mọi lĩnh vực đầu tư.

Câu chuyện về sự tàn lụi của công ty Ranbaxy Laboratories cho thấy mối quan hệ tình cảm và cá nhân của hai anh em nhà Singh đã khiến họ đưa ra các quyết định kinh doanh tệ hại.

Các công ty gia đình có xu hướng giữ bí mật và phụ thuộc vào một nhà lãnh đạo cụ thể. Ngày nay, các thông tin bí mật đang nhường chỗ cho các thỏa thuận toàn cầu nhấn mạnh đến tính minh bạch. Sự tin tưởng của anh em nhà Singh đối với Dhillon dẫn đến những khoản cho vay thiếu suy nghĩ của họ. Ngoài ra, hai anh em được nuôi dưỡng để kế thừa di sản kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, có vẻ như họ không được đào tạo hay cố vấn đầy đủ về các kỹ năng cần thiết để quản lý doanh nghiệp lớn. Họ coi việc kế thừa như một quyền lợi và bỏ qua trách nhiệm tạo tiền đề cho thế hệ tương lai và các cổ đông khác của họ.

“Lời nguyền ba thế hệ” khiến tập đoàn hàng đầu Ấn Độ tàn lụi - Ảnh 2

Sự thiếu nhạy bén trong tư duy kinh doanh của Malvinder và Shivinder Singh khiến di sản nhà Singh hoàn toàn bị phá sản

Ngoài ra, khi một doanh nghiệp gia đình trải qua nhiều thế hệ, sự quản trị và giám sát công ty không thể bị giới hạn bởi một nhà lãnh đạo duy nhất, đặc biệt là người chỉ tin tưởng vào các liên minh cũ mà không tìm kiếm tài năng mới. Một doanh nghiệp gia đình thế hệ thứ ba, đặc biệt là một doanh nghiệp có nhiều công ty con trong danh mục đầu tư của mình, cần một hội đồng tích cực để giám sát sự phát triển. Hội đồng quản trị sẽ bao gồm chủ sở hữu trong gia đình, nhưng nó nên cần các thành viên khác sở hữu chuyên môn và kỹ năng đặc biệt, cho phép họ đánh giá các quyết định quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp phát triển. Một hội đồng có kỹ năng có thể đã dự đoán sự suy thoái bất động sản hoặc cảnh báo anh em Singh dừng lại sự mở rộng đầu tư quá nhanh chóng của họ.

Thảm kịch của anh em nhà Singh dường như sự phụ thuộc vào niềm tin rằng tương lai sẽ giống như quá khứ và họ sẽ thành công như của cha và ông nội của họ. Họ không nhận ra rằng những thay đổi của thế giới đã đánh bại họ. Nếu họ thận trọng và tìm kiếm lời khuyên giá trị từ những người chuyên nghiệp, thay vì để cho sự tin tưởng mù quáng ảnh hưởng quyết định của họ thì sự sụp đổ của đế chế Ranbaxy Laboratories có thể đã không xảy ra.

Tin Cùng Chuyên Mục