Lỳ kỳ tranh chấp 3 bên SCIC, Chứng khoán OCS và nhà đầu tư “mua hụt” cổ phần Công ty Du lịch An Giang

Theo Phương Chi - Trí thức trẻ

Một vụ tranh chấp quá ly kỳ với nhiều lý lẽ khác nhau. Nhà đầu tư sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm để ứng xử trong những lần tham gia bán đấu giá của mình.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest thông báo bản án của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tranh chấp hợp đồng bán đấu giá tài sản. Tranh chấp diễn ra giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Huy (đại diện theo uỷ quyền của ông Khuất Hữu Vũ Trung, ông Nguyễn Đức Mạnh và bà Lê Thị Hồng) và bị đơn là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là CTCP Chứng khoán Everest (Tiền thân là Chứng khoán Đại Dương –OCS).

Theo bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, vụ án như sau: Nguyên đơn là nhà đầu tư tham gia đấu giá 233.733 cổ phần của CTCP Du lịch An Giang do SCIC thoái vốn. Ông Huy đã đặt cọc số tiền hơn 3,69 tỷ đồng để tham gia đấu giá.

Ngày 21/10/2015, Chứng khoán Đại Dương (OCS) tổ chức phiên đấu giá theo hình thức đấu giá công khai. Căn cứ vào biên bản xác định kết quả đấu giá cổ phần của ông Huy tại công ty An Giang cùng ngày thì nguyên đơn được xác định là nhà đầu tư trúng đấu giá với mức giá đặt mua là 194.000 đồng/cổ phần. Để thực hiện các thủ tục theo quy định sau khi đấu giá, nguyên đơn nhiều lần liên hệ và làm việc với Ban tổ chức đấu giá yêu cầu thông báo kết quả đấu giá nhưng Ban tổ chức đấu giá không thông báo kết quả đấu giá mà cho biết đang chờ chỉ đạo từ bị đơn (tức SCIC).

Ngày 4/11/2015, để đảm bảo tuân thủ đúng thời hạn tại Quy chế bán đấu giá, nguyên đơn đã tiến hành thanh toán số tiền hơn 41,65 tỷ đồng vào tài khoản của bị đơn (tức SCIC), sau đó, nguyên đơn thông báo cho Ban tổ chức đấu giá và bị đơn để yêu cầu tiến hành chuyển nhượng cổ phần.

Ngày 24/11/2015, Chứng khoán Đại Dương (OCS) có công văn thông báo việc SCIC không công nhận kết quả đấu giá cổ phần tại Công ty An Giang và sẽ hoàn trả lại các khoản tiền đã nhận cho các nhà đầu tư mà không đưa ra bất kỳ lý do tại sao. SCIC hiện nay đã hoàn trả cho nguyên đơn số tiền 45,34 tỷ đồng.

Nguyên đơn khẳng định ông trúng đấu giá là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật và quy chế bán đấu giá do Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ban hành. Việc bị đơn (SCIC) không công nhận kết quả đấu giá là gây thiệt hại cho nguyên đơn. Nguyên đơn yêu cầu SCIC và OCS liên đới bồi thường cho nguyên đơn số tiền 3,69 tỷ đồng là số tiền phạt cọc do vi phạm thoả thuận không chuyển nhượng số cổ phần nguyên đơn đã trúng đấu giá. Ngoài ra, nguyên đơn còn yêu cầu SCIC và OCS bồi thường 340 triệu đồng là số tiền thiệt hại thực tế phát sinh khi nguyên đơn nộp 42,56 tỷ đồng thanh toán số cổ phần trúng giá nhưng không được chấp nhận trong thời hạn một tháng với mức lãi suất 9%/năm.

Trước sự việc này, đại diện bị đơn SCIC cho rằng nguyên đơn khởi kiện yêu cầu SCIC phải bồi thường tiền phạt cọc do vi phạm thoả thuận, quan điểm của SCIC là không đồng ý vì Quy chế bán đấu giá đã chỉ rõ tiền cọc là khoản tiền của nhà đầu tư ứng trước để đảm bảo quyền tham gia đấu giá chứ không phải là khoản tiền đặt cọc để đảm bảo cho giao dịch chuyển nhượng cổ phần giữa nguyên đơn và bị đơn. Nguyên đơn đã được cấp mã số để tham gia đấu giá, bản thân nguyên đơn đã thực hiện việc tham gia đấu giá cổ phần. Như vậy, bị đơn đã đảm bảo quyền tương ứng với số tiền đặt cọc nguyên đơn chuyển giao cho bị đơn.

Phía bị đơn SCIC cũng cho rằng, theo quy chế bán đấu giá thì trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư tham gia đấu giá của bị đơn chỉ phát sinh khi xác định được nhà đầu tư trúng giá theo kết quả bán đấu giá. Do quá trình thực hiện đấu giá cổ phần ngày 21/10/2015 không tuân thủ các quy định tại Quy chế bán đấu giá như việc ông Đoàn Minh Thư không có giấy uỷ quyền của nhà đầu tư Nguyễn Kim nhưng vẫn được vào phòng đấu giá; Biên bản xác định kết quả đấu giá số 04/2015/BB-OCS ngày 21/10/2015 thiếu một chữ ký thành viên ban tổ chức đấu giá. Do vậy, bị đơn căn cứ Quy chế bán đấu giá đã không công nhận kết quả đấu giá đồng nghĩa với việc không xác định được nhà đầu tư trúng giá theo kết quả đấu giá, dẫn đến không phát sinh nghĩa vụ chuyển nhượng cổ phần cho nguyên đơn.

Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế khoảng 340 triệu đồng tương ứng với khoản lãi phát sinh với mức lãi suất 9%/năm trên số tiền mua cổ phần mà nguyên đơn đã chuyển cho bị đơn (SCIC). Tuy nhiên, tại quy chế bán đấu giá quy định phải căn cứ vào thông báo kết quả đấu giá do người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan cung cấp thì nhà đầu tư trúng giá mua cổ phần có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá. Trên thực tế, OCS chưa thực hiện thông báo kết quả đấu giá cho nguyên đơn, việc nguyên đơn tự động nộp tiền mua cổ phần như vậy không làm phát sinh trách nhiệm của bị đơn (SCIC). Bị đơn SCIC không có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn số tiền.

Đại diện OCS cho rằng phiên bán đấu giá được tổ chức, triển khai theo quy chế bán đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình đấu giá đã phát sinh sự việc nằm ngoài phạm vi quy định của Quy chế bán đấu giá. Cụ thể:

-Danh sách đăng ký ghi nhận có 5 nhà đầu tư tham gia buổi đấu giá, trong đó có 3 tổ chức và 2 cá nhân. Sau khi mở hòm phiếu, mở phiếu tham dự đấu giá thì ban tổ chức đấu giá phát hiện phiếu tham dự đấu giá của nhà đầu tư là Công ty TNHH MTV xây dựng và thương mại An Lành (An Lành) do ông Đoàn Văn Lành (là người đại diện theo pháp luật) không có con dấu của tổ chức, chỉ có chữ ký của ông Đoàn Văn Lành. Ban tổ chức tuyên bố phiếu tham dự đấu giá của Công ty An Lành không hợp lệ và yêu cầu thực hiện các thủ tục tiếp theo theo quy định tại Quy chế bán đấu giá.

Các nhà đầu tư không thống nhất với kết quả nêu tại Biên bản xác định kết quả đấu giá và có một thành viên thuộc Ban tổ chức đấu giá không ký vào biên bản xác định kết quả đấu giá nên Ban tổ chức đấu giá không đủ cơ sở để thông báo kết quả tới các nhà đầu tư. Ngay sau khi phát sinh các sự kiện không thống nhất có khả năng ảnh hưởng lớn đến kết quả đấu giá và xét thấy đây là vấn đề phát sinh nằm ngoài phạm vi quy định của Quy chế bán đấu giá, OCS đã thực hiện báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của bị đơn SCIC về kết quả cuộc đấu giá. Trong thời gian chờ chỉ đạo của bị đơn, khi chưa có thông báo của Ban tổ chức đấu giá về kết quả đấu giá cũng như yêu cầu thanh toán tiền mua cổ phần, nguyên đơn đã tự động chuyển số tiền 41,65 tỷ đồng vào tài khoản của bị đơn. Ngay sau khi nhận được thông báo nộp tiền của nguyên đơn, OCS cũng đã thông báo cho bị đơn SCIC biết và đề nghị bị đơn xem xét và xử lý.

Ngay sau khi nhận được công văn ngày 20/11/2015 của bị đơn về việc không công nhận kết quả đấu giá cổ phần của bị đơn tại Công ty An Giang và thông báo sẽ hoàn trả lại tiền đặt cọc cho các nhà đầu tư, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là OCS đã thông báo cho các nhà đầu tư về Quyết định của bị đơn.

Căn cứ vào các thoả thuận đã ký kết, các quy định có liên quan cũng như thực tế quá trình cung cấp dịch vụ, OCS không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn về việc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng bị đơn liên đới bồi thường 3,69 tỷ đồng tiền phạt cọc và thiệt hại thực tế 340 triệu đồng do:

Giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nguyên đơn không có quan hệ giao dịch đảm bảo đặt cọc, số tiền mua cổ phần đã được nguyên đơn tự ý chuyển khi chưa có thông báo của Ban tổ chức đấu giá. Đồng thơi tài khoản nhận tiền là tài khoản của bị đơn nên thẩm quyền xử lý khoản tiền mua cổ phần này do bị đơn quyết định. OCS đã thông báo đầy đủ cho bị đơn về việc nộp tiền của nguyên đơn; Theo quy định tại Quy chế bán đấu giá, Biên bản xác định kết quả đấu giá phải có chữ ký của toàn bộ thành viên Ban tổ chức đấu giá và đại diện nhà đầu tư có mặt tại buổi đấu giá. Việc một thành viên của Ban tổ chức đấu giá và một số nhà đầu tư không ký vào biên bản dẫn đến biên bản không hợp lệ là yếu tố khách quan, không do lỗi của OCS.

Tại bản án sơ thẩm ngày 25/9/2017 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:

-Buộc bị đơn (SCIC) phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền hơn 3,69 tỷ đồng phạt cọc cho nguyên đơn.

-Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn SCIC và OCS liên đới bồi thường số tiền 340 triệu đồng.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm nêu trên, nguyên đơn kháng cáo đề nghị huỷ một phần quyết định của Bản án sơ thẩm về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại 340 triệu đồng; Buộc bị đơn SCIC và OCS liên đới chịu trách nhiệm thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại thực tế 340 triệu đồng; Buộc bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên đới chịu trách nhiệm thanh toán tiền phạt cọc do vi phạm thoả thuận là 3,69 tỷ đồng.

Bị đơn kháng cáo, đề nghị: Huỷ một phần quyết định của bản án sơ thẩm về việc buộc bị đơn hoàn trả cho nguyên đơn số tiền 3,69 tỷ đồng tiền phạt cọc, chịu 105,8 triệu đồng tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn cho rằng:

Về tố tụng, nguyên đơn khởi kiện đề nghị toà án buộc bị đơn SCIC và OCS liên đới trả tiền phạt cọc và bồi thường thiệt hại trong phiên đấu giá cổ phần Công ty An Giang. Nguyên đơn không khởi kiện về tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần. Đây là tranh chấp về dân sự vì ông Nguyễn Ngọc Huy là nhà đầu tư không có đăng ký kinh doanh nên Toà án sơ thẩm xác định đây là vụ án kinh doanh thương mại là chưa đúng quy định của pháp luật.

Nguyên đơn vẫn giữ nguyên các yêu cầu khởi kiện, tại đơn kháng cáo, nguyên đơn đề nghị HĐXX huỷ một phần quyết định của Bản án sơ thẩm về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với khoản bồi thường thiệt hại 340 triệu đồng; Buộc bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên đới chịu trách nhiệm thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại thực tế 340 triệu đồng; Buộc bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên đới chịu trách nhiệm thanh toán tiền phạt cọc do vi phạm thoả thuận là 3,69 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguyên đơn xin đính chính lại là đề nghị HĐXX sửa một phần quyết định của Bản án sơ thẩm về các nội dung trên.

Lập luận cho yêu cầu của mình, nguyên đơn cho rằng số tiền 340 triệu đồng là tiền lãi nguyên đơn chuyển số tiền mua cổ phần cho bị đơn theo quy chế bán đấu giá vì nếu chuyển chậm có thể nguyên đơn không được mua số cổ phần đã trúng đấu giá mà còn mất cả số tiền đặt cọc đã nộp cho bị đơn. Đây là thiệt hại thực tế nguyên đơn đã phải chịu.

Đối với yêu cầu số tiền phạt cọc, nguyên đơn cho rằng theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 thì nếu bị đơn SCIC không bán số cổ phần đã trúng đấu giá thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải liên đới chịu phạt cọc.

Đại diện của bị đơn SCIC cho rằng bản án sơ thẩm chưa phản ánh đúng bản chất của vụ việc và chưa đúng các quy định của pháp luật, giữa nguyên đơn và bị đơn chưa phát sinh quan hệ phạt cọc. Tại Quy chế bán đấu giá thì số tiền đặt cọc được hiểu là số tiền ứng trước để đảm bảo quyền tham gia đấu giá của nhà đầu tư, nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Huy đã được đảm bảo đầy đủ các quyền tham gia phiên đấu giá, tuy nhiên, phiên đấu giá đã không tuân thủ đúng quy chế bán đấu giá và các quy định của pháp luật nên bị đơn đã không công nhận kết quả đấu giá và đã hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc (tiền ứng trước) cho các nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Huy. Việc quy định khoản tiền đặt cọc là tiền ứng trước là hoàn toàn phù hợp với quy định. Nếu sau khi xác định được nhà đầu tư trúng đấu giá, khi đó số tiền cọc mới được trừ vào tổng tiền phải thanh toán theo hợp đồng được quy định tại quy chế bán đấu giá.

Do đó, bị đơn SCIC cho rằng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ, không phát sinh nghĩa vụ phạt cọc và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đề nghị HĐXX không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ngoài ra, sau khi mở và xem xét phong bì mà các nhà đầu tư đã niêm phong thì có thể thấy phiếu đấu giá không ghi rõ là phải đóng dấu đối với tất cả các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là CTCP Tập đoàn Sao Mai cũng không đóng dấu, như vậy mà trong biên bản phiên đấu giá và các quyết định của Ban tổ chức không xác định phiếu này vi phạm Quy chế bán đấu giá, điều này chứng tỏ thêm là Ban tổ chức phiên đấu giá đã vi phạm Quy chế bán đấu giá nên chưa thể xác định nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Huy là người trúng đấu giá.

Việc ban tổ chức đấu giá tài sản vi phạm Quy chế bán đấu giá nên kết quả phiên đấu ngày 21/10/2015 không được công nhận, điều này làm giảm đi thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước. Ít nhất cũng là hơn 13 tỷ đồng so sánh giữa nhà đầu tư Công ty An Lành và ông Nguyễn Ngọc Huy, giảm thiệt hại hơn 21 tỷ đồng so với kết quả đấu giá sau này do UBND Tỉnh An Giang thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là trách nhiệm của bị đơn thực hiện nhiệm vụ được giao.

Người làm chứng trình bày:

Ông Quốc Hồ Đình Tuấn trình bày: bị đơn SCIC cử anh Nguyễn Tấn Tài là chuyên viên đầu tư quản lý Công ty An Giang tham dự, giám sát phiên đấu giá ngày 21/10/2015, tuy nhiên khi phiên đấu giá diễn ra có rất nhiều vấn đề phát sinh, anh Tài đã không xử lý được nên SCIC cử ông đến để hỗ trợ. Khi đến chứng kiến phiên đấu giá diễn ra không tuân thủ các Quy chế bán đấu giá, các nhà đầu tư yêu cầu kiểm tra lại sự hợp lệ của các phiếu tham gia đấu giá phát hiện phiếu đấu giá của nhà đầu tư Công ty An Lành không có dấu…các nhà đầu tư không đồng ý với kết quả đấu giá và gây sức ép cho Ban tổ chức đấu giá, đấu giá viên không xử lý được tình huống. Ông Tuấn thấy khó có khả năng giải quyết được các vấn đề nên đến 23 giờ ngày 21/10/2015 ông đã về văn phòng và báo cáo lãnh đạo SCIC về sự việc để có cách giải quyết.

Bà Đoàn Đặng Qúi An trình bày: Bà đến tham dự phiên đấu giá từ lúc 10h30 phút ngày 21/10/2018, phiên đấu giá diễn ra rất phức tạp, không tuân thủ đúng Quy chế đấu giá và các quy định của Pháp luật, các nhà đầu tư tranh cãi về phiếu hợp lệ và không hợp lệ và kích động nhau không đồng ý kết quả của phiên đấu giá, các nhà đầu tư gây sức ép với Ban tổ chức đấu giá, yêu cầu niêm phong phong bì các phiếu đấu giá và phiên đấu giá kết thúc vào 6h sáng ngày hôm sau, 22/10/2015.

Công ty An Lành trình bày: Công ty An Lành xác nhận công ty là nhà đầu tư đến tham gia phiên đấu giá tổ chức vào hồi 9h ngày 21/10/2015. Tuy nhiên, đến 7h ngày 22/20/2015 phiên đấu giá có nhiều sai phạm, Ban tổ chức đấu giá và đại diện bị đơn đã bỏ qua các ý kiến phản đối của các nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá.

Trong 5 nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá thì phiếu đấu giá của công ty An Lành là phiếu hợp lệ với giá bỏ phiếu cao nhất 251.000 đồng/cổ phần. Nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Huy có mức giá cao thứ hai là 194.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, ban tổ chức lấy lý do cho rằng phiếu đấu giá của Công ty An Lành thiếu con dấu đóng trên chữ ký của ông Lành là người đại diện theo pháp luật của công ty nên là phiếu không hợp lệ và loại bỏ. Đây là lập luận không có căn cứ và cố tình làm sai sự thật bởi nhà đầu tư chỉ nhận được một phiếu có đóng dấu treo của Ban tổ chức phát cho. Phiếu của Công ty An Lành không hướng dẫn phải đóng dấu mà chỉ ghi "ký và ghi rõ họ tên" nên công ty An LÀành không đóng dấu và chữ ký là đúng Quy chế bán đấu giá và hướng dẫn của hồ sơ.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp có hiệu lực 1/7/2015 thì con dấu của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự làm, tự quản lý và tự quyết định mục đích sử dụng. Con dấu không còn được coi là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giá trị pháp lý của văn bản. Hơn nữa, quy chế bán đấu giá không quy định phiếu đấu giá không đóng dấu là phiếu không hợp lệ. Ban tổ chức đã mong muốn ông Nguyễn Ngọc Huy trúng giá mà bất chấp mọi lý lẽ và lập luận không có cơ sở để loại bỏ Công ty An Lành ra khỏi cuộc đấu giá.

Trong khi đó, ở mục "khối lượng đặt mua" trên phiếu đấu giá của ông Nguyễn Ngọc Huy lại viết "233.733 CP". Theo Quy chế bán đấu giá và tài liệu tham dự thì không có nơi nào thể hiện chữ CP là chữ viết tắt của Cổ phần. Do vậy, phiếu này cũng không ghi đúng quy định nên phải là phiếu không hợp lệ.

Các sự việc trên cho thấy Ban tổ chức đã không tuân thủ đúng các quy định của Quy chế bán đấu giá và các quy định pháp luật, bác bỏ hồ sơ hợp lệ của Công ty An Lành với giá chào là 58,66 tỷ đồng để cho nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Huy với hồ sơ không hợp lệ, giá chào 45,34 tỷ đồng trúng đấu giá, gây bức xúc cho các nhà đầu tư và thiệt hại ngân sách nhà nước 13,32 tỷ đồng.

Công ty An Lành đã làm đơn kiến nghị gửi các cơ quan liên quan giải quyết sự việc. Cuối cùng, bị đơn đã huỷ kết quả đấu giá và trả lại tiền đặt cọc cho Công ty An Lành.

Sau khi nghe các bên trình bày, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội phát biểu ý kiến cho rằng, tại phiên toà phúc thẩm, các đương sự trong vụ án và người làm chứng đã xác định phiên đấu giá có nhiều vi phạm Quy chế bán đấu giá.

Khoản tiền nguyên đơn yêu cầu phạt cọc thì tại quy chế bán đấu giá đã giải thích đây là khoản tiền đặt trước để nhà đầu tư được thực hiện các quyền tham gia đấu giá trong phiên đấu giá. Như vậy, yêu cầu khởi kiện đòi tiền phạt cọc của nguyên đơn là không có cơ sở để chấp nhận.

Đối với yêu cầu về bồi thường thiết hại thực tế của nguyên đơn, xác định nguyên đơn đã chuyển tiền mua cổ phần cho bị đơn vì trong thời hạn 3 ngày làm việc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc bị đơn phải ra thông báo kết quả trúng đấu giá là nguyên đơn có trúng đấu giá hay không và trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày trúng đấu giá nguyên đơn phải chuyển tiền mua cổ phần. Nếu bị đơn được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc bị đơn thông báo đúng thời hạn thì nguyên đơn đã không chuyển số tiền này và không xảy ra thiệt hại. Do đó, kháng cáo của nguyên đơn yêu cầu bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên đới bồi thường thiệt hại số tiền 340 triệu đồng là có căn cứ để chấp thuận.

Nhận định của toà án cho rằng:

Tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn đã khẳng định là khởi kiện yêu cầu bị đơn trả tiền phạt cọc và bồi thường thiệt hại phát sinh từ phiên đấu giá ngày 21/10/2015, quan hệ này do các bên đều dựa vào hợp đồng dịch vụ tư vấn và hợp đồng bán đấu giá tài sản. Không phải là tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần như đại diện VKS đã đưa ra nên thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, toà án sơ thẩm thụ lý và giải quyết vụ án này là đúng thẩm quyền.

Về ý kiến của nguyên đơn cho rằng đây là vụ án dân sự vì nguyên đơn là nhà đầu tư cá nhân, không có đăng ký kinh doanh, HĐXX thấy theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về kinh doanh thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Như vậy, đối với cá nhân khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, thương mại và có mục đích lợi nhuận thì không bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh. Toà án xác định đây là vụ tranh chấp về kinh doanh thương mại là đúng quy định.

Về đề nghị của nguyên đơn liên quan đến khoản đòi bồi thường 340 triệu đồng, HĐXX xét thấy theo quy định Quy chế bán đấu giá thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức thực hiện phải gửi kết quả đấu giá cho nhà đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá nhà đầu tư phải có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần. Tuy nhiên, đến ngày 20/11/2015, bị đơn mới có công văn không chấp nhận kết quả đấu giá và hoàn trả cọc cho nhà đầu tư. Việc ra thông báo muộn của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc nguyên đơn đã chuyển tiền mua cổ phần cho bị đơn. Đây là thiệt hại thực tế và HĐXX thấy yêu cầu này có cơ sở chấp nhận. Xét tỷ lệ lỗi trong trường hợp này là 50/50 nên SCIC và OCS phải chịu mỗi bên 170 triệu đồng và phải chịu án phí sơ thẩm trên số tiền phải bồi thường cho nguyên đơn.

Về kháng cáo của bị đơn liên quan đến khoản phạt cọc 3,69 tỷ đồng, HĐXX nhận thấy phiên đấu giá do ông Đặng Văn Hậu là trưởng ban tổ chức đấu giá và bà Huỳnh Thị Thanh Thảo là thành viên Ban tổ chức đấu giá. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong giấy đăng ký kinh doanh không có ngành nghề kinh doanh đấu giá. Trong ban tổ chức đấu giá thì cả ông Hậu và bà Thảo đều không có chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định dẫn đến có nhiều sau phạm. Cụ thể:

-Ra quyết định thành lập Ban tổ chức đấu giá mà không thông báo cho các thành viên biết dẫn đến việc bà Thảo không biết mình là thành viên và bỏ về sớm vì cho rằng mình không phải là thành viên Ban tổ chức đấu giá.

-Ban tổ chức đấu giá không kiểm tra nên đã để người không có giấy uỷ quyền là ông Đoàn Minh Thư vào phòng đấu giá và tham gia trực tiếp đấu giá.

-Ban tổ chức đấu giá xác định phiếu đấu giá của công ty An Lành không hợp lệ do thiếu dấu đóng vào chữ ký của người đại diện theo pháp luật trong khi phiếu đấu giá của công ty Sao Mai cũng lỗi tương tự thì được công nhận là phiếu hợp lệ. Bản thân phiếu đấu giá của ông Nguyễn Ngọc Hùng cũng có những thiếu sót nhưng đều được coi là hợp lệ.

Từ những vi phạm Quy chế bán đấu giá kể trên dẫn đến việc phiên đấu giá tài sản bắt đầu từ 9h ngày 21/10/2015 kéo dài đến 23h cùng ngày mới lập xong biên bản xác định kết quả đấu giá và sau đó giữa ban Tổ chức đấu giá, đại diện giám sát của bị đơn, các nhà đầu tư tiếp tục tranh cãi về phiếu hợp lệ và không hợp lệ và kích động nhau không đồng ý kết quả đến tận 6h sáng hôm sau. Diễn biến trong phiên đấu giá, Ban tổ chức đấu giá không kiểm soát được tình hình để các nhà đầu tư làm lộn xộn phiên đấu giá tới mức độ Ban tổ chức đấu giá phải mời công an phường đến để giải quyết vụ việc. Ngoài ra, kết quả phiên đấu giá được công nhận sẽ làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước là hơn 13 tỷ đồng là khoản chênh lệch giữ người bỏ phiếu cao nhất và người bỏ phiếu thứ hai. Trên thực tế, trong lần bán đấu giá tài sản sau do UBND tỉnh An Giang tổ chức số tiền chênh lệch là hơn 21 tỷ đồng so với giá của nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Huy đã bỏ giá. Điều này khẳng định việc bị đơn không công nhận kết quả đấu giá do những vi phạm của Ban tổ chức đấu giá là đúng quy chế bán đấu giá cũng như thực tế diễn biến tại phiên đấu giá ngày 21/10/2015 nhằm giảm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

Do kết quả phiên đấu giá 21/10/2015 không được công nhận nên yêu cầu của nguyên đơn cho rằng bị đơn SCIC và OCS phải liên đới trả tiền phạt cọc là không đúng quy định.

Kết quả, toà án phúc thẩm quyết định như sau:

Lỳ kỳ tranh chấp 3 bên SCIC, Chứng khoán OCS và nhà đầu tư “mua hụt” cổ phần Công ty Du lịch An Giang - Ảnh 1

 

Tin Cùng Chuyên Mục