Mang danh keo kiệt, vị tỷ phú Tây này từng gửi hàng tỷ đồng giúp trẻ em Việt Nam

Mang danh keo kiệt, vị tỷ phú Tây này từng gửi hàng tỷ đồng giúp trẻ em Việt Nam

Mang danh keo kiệt, vị tỷ phú Tây này từng gửi hàng tỷ đồng giúp trẻ em Việt Nam - Ảnh 1
quoteweb1

Ngày 27/1/2019, nhiều trang báo thế giới đăng lên trang nhất dòng tít: "Huyền thoại IKEA đã qua đời" ở tuổi 91. Sự ra đi của CEO IKEA - Ingvar Krampad khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối bởi ông dường như đã dành cả cuộc đời của mình để biến IKEA từ cái tên vô danh trở thành ông trùm bán lẻ ngành nội thất.

Trong văn hóa phương Tây, khi tri ân những người đã khuất, bạn bè, người thân của họ sẽ cũng ngồi lại để góp nhặt, chia sẻ kỷ niệm, ký ức mà họ cảm thấy đáng nhớ nhất cùng người quá cố. 

Nhưng với Ingvar Krampad, bên cạnh những câu chuyện xoay quanh tài năng kinh doanh xuất chúng từ lúc ấu thơ, hay khối tài sản khổng lồ 58,7 tỷ USD... thì ai đã tiếp xúc với ông hẳn sẽ nhớ mãi về đức tính giản dị, khiêm tốn của vị tỷ phú này. 

subweb1

Sinh năm 1926 tại miền Nam Thụy Điển, Ingvar Kamprad đã sớm "phát tiết" năng khiếu kinh doanh từ bé. Nói như ngôn ngữ thời nay, ông đã bắt đầu startup bằng việc bán những que diêm cho nhà hàng xóm. Ông nhận ra rằng mình có thể mua diêm số lượng lớn với giá rất rẻ từ Stockholm rồi đem bán lại với giá rẻ mà vẫn có lãi.

Từ diêm, ông mở rộng sang bán cá, rồi đến đồ trang trí cây thông Noel, hạt giống và sau đó là bút bi, bút chì. Năm 17 tuổi, Kamprad được cha thưởng tiền vì đạt điểm tốt ở trường. Chính khoản tiền nho nhỏ ấy đã được ông tận dụng dùng để thành lập Ikea vào năm 1943.

Trong những ngày đầu tiên, Kamprad không bán đồ nội thất. Ông mất 5 năm đầu để bán những đồ gia dụng nhỏ như khung ảnh… rồi mới dần chuyển sang bán nội thất.

IKEA là chữ viết của tên ông cộng với tên trang trại nơi ông sinh ra và tên của ngôi làng gần nhất. Ingvar Kamprad; Elmtaryd và Agunnaryd được ghép lại thành IKEA

quoteweb2
subweb2

 

Nhắc lại thời niên thiếu của Ingvar Kamprad để thấy vị tỷ phú này tính toán, căn cơ đến nhường nào.

quoteweb3

Và có lẽ, từ thói quen "năng nhặt chặt bị", kiếm lời từ những thứ nhỏ nhặt đã hình thành nên một Ingvar Kamprad tiết kiệm, giản dị tới không ngờ.

Trong một dịp hiếm hoi được tiếp xúc với Ingvar Kamprad, nhà báo Rochebin của Đài truyền hình Thụy Sỹ SBC kể lại: “Chúng tôi ngồi bên ly cà phê để chuẩn bị phỏng vấn. Thật đáng ngạc nhiên khi nhìn thấy người giàu thứ 4 trên thế giới lại quá giản dị như vậy. Đó là một người có vẻ gia trưởng, thẳng thắn, nghiêm túc trong công việc và cực kỳ tiết kiệm. Tôi đã phỏng vấn nhiều tỉ phú, nói chung, họ tỏ vẻ giản dị bên ngoài nhưng ẩn chứa sự sang trọng bên trong. Tôi nghĩ trường hợp ông Kamprad không giống như vậy. Ông có sự tôn kính đối với công việc và làm việc để kiếm từng đồng xu."

 

subweb2a

Nhắc đến Ingvar Kamprad là mọi người nhớ ngay đến độ nổi tiếng về cách chi tiêu tằn tiện của ông.

Sinh ra ở Thụy Điển thế nhưng sau khi lấy lập gia đình, hai vợ chồng cùng nắm tay nhau sang một căn nhà gần một ngã tư đường không có gì đặc biệt tại Lausanne, Thụy Sĩ sinh sống. 

Có lẽ vợ chồng Kamprad sang Thụy Sĩ sống không phải vì thiên nhiên đẹp, mà bởi Lausanne là “thiên đường trốn thuế”. 

Tại đây, người nước ngoài có thể thỏa thuận mức thuế với chính quyền sở tại mà không phụ thuộc vào thu nhập của mình. Bạn biết không, thông thường thì mức thuế tại Lausanne thấp chỉ bằng 1/5 so với các quốc gia khác. Hơn thế, nếu Kamprad sống ở Thụy Điển, thì ông phải nộp gần 70% tiền thuế từ thu nhập của mình.

Theo những người dân địa phương ở Thụy Sĩ, vợ chồng Kamprad không gây ấn tượng họ là những người giàu có. Họ chỉ có một người vệ sĩ và sống khép kín. Chủ nhân của ngôi nhà tự mình đi mua sắm tại trung tâm thương mại và trả giá đến tuyệt vọng. Chưa ai thấy Kamprad đến dự một sự kiện nào tại đây hay ghé vào một nhà hàng cho dù họ sống ở đấy 30 năm.

Khác với nhiều tỷ phú với thú chơi siêu xe đắt đỏ, Ingvar Kamprad luôn chung thủy với chiếc Volvo 240 đời 1993 của mình.

volvo

 

Sở hữu khối tài sản khổng lồ là thế, vậy nhưng người ta kể rằng sau khi phải trả 27 Euro cho mỗi lần cắt tóc tại quê nhà, ông đã có một quyết định cho mình. Ông sẽ tranh thủ đi cắt tóc miễn phí hoặc tranh thủ cắt tóc tại các quốc gia đang phát triển trong khi đi du lịch hoặc công tác - cốt để... tiết kiệm chi phí.

Trong một bài phỏng vấn đăng tải trên The Guardian năm 2016, ông từng tâm sự rằng: "Thông thường tôi sẽ cắt tóc khi đến thăm những nước đang phát triển, lần gần đây nhất là ở Việt Nam".

Là người đi công tác thường xuyên, Ingvar Kamprad không sở hữu máy bay riêng nào, lại càng không chọn khoang hạng nhất thoải mái và tiện nghi. Thay vào đó, ông sẽ đi hãng hàng không giá rẻ nhất và dùng hạng vé phổ thông thông thường. 

Trong một lần đoạt giải thưởng tại London, ông thậm chí từ chối đi taxi đắt tiền do khách sạn gọi để bắt xe buýt. Nếu điều kiện cho phép, ông cũng ưu tiên ở khách sạn giá rẻ và không ngại mua rượu ngoài siêu thị để nhấm nháp.

subweb3a
quoteweb4

Tiết kiệm cũng trở thành văn hóa tập đoàn của IKEA. Với sự sắp xếp của ông Kamprad, hàng triệu nhân viên của IKEA trên toàn thế giới đều luôn chọn ngồi ghế phổ thông khi đi công tác, bình thường ra ngoài cũng đi xe buýt chứ không dùng taxi.

Thêm vào đó, nhân viên của tập đoàn sẽ bị phạt nếu không sử dụng hết hai mặt của một tờ giấy. Điều này theo lý giải của Ingvar Kamprad: "Tôi làm như thế vì 90.000 nhân viên của IKEA. Chúng tôi cần dành dụm tất cả những gì kiếm được."

Bị mang cái tiếng "keo kiệt" dường như không khiến Ingvar Kamprad mảy may xấu hổ. Thậm chí, vị tỷ phú này từng dõng dạc tuyên bố: "Tôi keo kiệt và tôi tự hào về điều đó."

Hà tiện với bản thân nhưng Kamprad lại giàu lòng trắc ẩn với nhân loại

Nghe danh ông keo kiệt vậy nhưng bạn đừng vội phán xét về Ingvar Kamprad. Bởi ít ai biết rằng, vị tỷ phú "keo kiệt" này từng bỏ tiền để quyên góp từ thiện cho rất nhiều nơi gặp khó khăn trên thế giới, trong số đó có Việt Nam.

subweb3

Năm 2016, IKEA đã tặng 142 triệu Euro cho các đối tác, sử dụng vào mục đích từ thiện. Và trong số các đối tác đó, Việt Nam cũng may mắn là nước nhận được nhiều sự hỗ trợ.

Theo Đầu tư và Chứng khoán, Ingvar Kamprad có “duyên nợ” đặc biệt với Việt Nam. Cuộc gặp gỡ tình cờ với một doanh nhân đang làm ăn ở Việt Nam năm 1995 tại Sân bay Bangkok (Thái Lan) đã khởi đầu cho việc ông phát triển mạng lưới các nhà cung cấp ở Việt Nam. Theo một số nguồn tin, Ingvar đã đến thăm Việt Nam 3 lần.

quoteweb5

Một số nguồn tin cho hay, kể từ năm 2008 và kéo dài trong suốt 6 năm sau đó, IKEA đã tài trợ Dự án giúp trẻ em ung thư Việt Nam - Lund, Thụy Điển tại Bệnh viện Nhi TW. Mục tiêu của dự án này là gia tăng tỷ lệ sống sót của trẻ em bị ung thư ở Việt Nam trong vòng 5 năm từ ước tính 5% lên 45%.

Đầu tháng 11/2017, bão Damrey đổ bộ vào Việt Nam, gây ra lũ lụt nhiều khu vực, thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Số người thiệt mạng và mất tích khá lớn, nhiều khu vực dân cư bị cô lập.

Quỹ IKEA đã cấp ngay cho Tổ chức Save the children 100.000 Euro để hỗ trợ khoảng 5.700 người trong số những người dễ bị tổn thương nhất, trong đó có 2.840 trẻ em. Khoản trợ cấp của Quỹ nhằm giúp sửa chữa nhà vệ sinh và hệ thống cấp nước ở các trường học cũng như cung cấp sách vở giảng dạy và cung cấp 500 bộ lọc nước cho các gia đình bị ảnh hưởng, nhằm giúp trẻ nhanh chóng ổn định cuộc sống và trở lại trường.

subweb4

Vào tháng 1 năm 2019, cuộc đời Ingvar Kamprad đã khép lại thế nhưng di sản của ông thì còn mãi.

Người đời sẽ mãi nhớ về một tỷ phú thích đặt ra những quy tắc ngặt nghèo cho bản thân, tới nỗi bị người đời gán cho biệt hiệu "keo kiệt". Thế nhưng đằng sau những nỗi hà tiện, tích góp từng xu ấy lại là một tấm lòng rộng mở, luôn có mặt đúng nơi, đúng lúc để dang tay giúp đỡ nhân loại. 

quoteweb6

Tin Cùng Chuyên Mục