Mark Zuckerberg hé lộ mô hình kiếm tiền tiếp theo của Facebook

Theo Linh Anh/Trí Thức Trẻ

Nếu hiệu quả, gã khổng lồ mạng xã hội sẽ trở nên mạnh mẽ và riêng tư hơn.

Mark Zuckerberg hé lộ mô hình kiếm tiền tiếp theo của Facebook - Ảnh 1

Đây được xem là cuộc đại tu đầu tiên của Facebook kể từ giai đoạn 2012-2014. Người dùng Internet đang thực hiện nhiều tác vụ hơn trên điện thoại thông minh thay vì máy tính để bàn hay máy tính xách tay. Mark Zuckerberg đã chọn nhóm đối tượng này, tập trung vào phát triển ứng dụng di động trước nền tảng trên bản web cũng như mua hai ứng dụng đang bùng nổ là WhatsApp và Instagram.

Chiến lược này đã hiệu quả. Facebook tăng giá trị của mình từ 60 tỷ USD năm 2012 lên tới 600 tỷ USD năm 2018, dù con số kỷ lục này không được duy trì mãi.

Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập Mark Zuckerberg vừa tuyên bố một cuộc đại tu khác với Facebook. Hiện tại, Facebook kiếm tiền thông qua việc bán quảng có có chủ đích trên nền tảng mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, họ muốn xây dựng một nền tảng tập trung hơn vào quyền riêng tư quanh WhatsApp, Instagram và Messages.

Các ứng dụng sẽ được tích hợp những công nghệ mã hóa mà đến cả Facebook cũng không thể đọc chúng. Zuckerberg đã nói rõ ràng mô hình kinh doanh của họ ở đây hoạt động như thế nào. Theo đó, những người muốn kinh doanh sẽ phải sử dụng các ứng dụng nhắn tin để quảng bá dịch vụ và thanh toán. Facebook sẽ đứng ở giữa quá trình này.

Một thay đổi lớn là điều cần thiết và sống còn với Facebook sau hàng loạt vụ bê bối về quyền riêng tư bị phanh phui. Thậm chí, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng có thể đã bị người ta tác động thông qua Facebook. Ngay cả Zuckerberg, người thường sớm nhìn thấy vấn đề với mạng xã hội của mình, cũng cảm thấy hoang mang và nhận ra việc phải đặt sự riêng tư của người dùng lên hàng đầu trong hoàn cảnh trớ trêu.

"Nói thật, chúng tôi không hề có chút uy tín nào trong việc xây dựng các dịch vụ bảo vệ quyền riêng tư", Zuckerberg thừa nhận.

Tuy nhiên, điều đó dường như không đủ ngăn cản Zuckerberg. Nhà đồng sáng lập Facebook tuyên bố người dùng sẽ được hưởng lợi từ kế hoạch tích hợp các ứng dụng tin nhắn của họ vào một mạng lưới được mã hóa duy nhất. Nội dung của tin nhắn sẽ được an toàn trước con mắt tò mò của những kẻ rình trộm và tội phạm, cũng như từ chính Facebook. Nó sẽ giúp việc nhắn tin trở nên thuận tiện hơn và có thể tạo ra các dịch vụ mới có thể sinh ra lợi nhuận.

Tuy nhiên, cảnh báo cũng được đưa ra với nhiều lý do.

Đã từ lâu, Facebook bị cáo buộc lừa dối công chúng về quyền riêng tư và bảo mật, vì vậy, những lợi ích tiềm năng mà Zuckerberg có thể bị phớt lờ. Facebook cũng nhắc tới việc người dùng sử dụng các tin nhắn mã hóa dù họ không thể biết nội dung, điều khiến người ta cảm thấy hoài nghi. Trên thực tế, chỉ những dữ liệu cơ bản như người dùng đang nói chuyện với ai, nói chuyện trong bao lâu, cũng đủ để Facebook có thể đưa ra mục tiêu quảng cáo chính xác. Điều đó có nghĩa là mô hình theo dõi người dùng của nó vẫn hoạt động.

Việc mã hóa cũng giúp Facebook giảm chi phí kinh doanh của Facebook. Vì không thể dùng thuật toán để kiểm duyệt thông tin bị mã hóa, công ty sẽ có ít lý do hơn để chịu trách nhiệm với các nội dung chạy qua ứng dụng của họ, giúp hạn chế chi phí kiểm duyệt.

Nếu có thể thực hiện các thay đổi, sự thống trị của Facebook trong lĩnh vực tin nhắn chắc chắn sẽ tăng lên. Nó cũng giúp Facebook sửa được tiếng xấu mà họ đang phải chịu.

Facebook cũng có kế hoạch tăng cường ở Ấn Độ. Họ xây dựng một hệ thống thanh toán và tích hợp nó vào WhatsApp, ứng dụng nhắn tin được sử dụng ở nhiều quốc gia. Hệ thống này đang chờ phê duyệt nhưng thị trường của nó rất lớn. Ở phần còn lại của thế giới cũng vậy bởi người ta có thể dễ dàng bị thu hút với những tiện ích mà Facebook đưa ra.

Chiến lược của Zuckerberg là rất tốt nhưng hiện thực hóa nó rõ ràng không phải điều dễ thực hiện.

Tin Cùng Chuyên Mục