MB: Vươn tầm khát vọng

Nguyên Thùy

Sau gần 27 năm phát triển trên thị trường tài chính Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) đã thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh với trọng tâm là chuyển dịch số, mục tiêu trở thành ngân hàng số số 1 Việt Nam.

Hành trình kiến tạo

Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Trong mười năm đầu hoạt động (1994-2004) là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu MB

Giai đoạn 2005 – 2009 đánh dấu bước chuyển mình, tạo nền tảng quan trọng để vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

Năm 2010 là bước ngoặt quan trọng đưa MB ghi dấu ấn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam sau này. Với những thành quả đã đạt được, năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, ngân hàng này tiếp tục được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động.

Năm 2016 là bước đệm chuyển giao giữa hai giai đoạn chiến lược 2011 – 2015 và 2017 – 2021. Trong năm này, MB tiếp tục thành lập hai công ty thành viên mới trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là MB Ageas Life và tài chính tiêu dùng là Mcredit, kiện toàn mô hình tập đoàn tài chính đa năng.

Từ năm 2017-2021 là dấu mốc quan trọng của giai đoạn chiến lược mới. Trong đó, MB định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn, dẫn đầu về số hóa. Kết thúc 2019, MB ghi dấu ấn bằng việc gia nhập câu lạc bộ các tập đoàn có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng với lợi nhuận đạt 10.036 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2018.

MB: Vươn tầm khát vọng  - Ảnh 1

MB hiện là một trong 13 đơn vị có mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 trong hệ thống các Ngân hàng Việt Nam.

Năm 2020, MB đã triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ và ra mắt hàng loạt sản phẩm số nổi bật, gồm: App MBBank, Biz MBBank, mô hình giao dịch tự động SmartBank, Smart RM.

Năm 2021, dù dịch Covid-19 còn khó lường, phức tạp nhưng hoạt động kinh doanh của tập đoàn vẫn đạt được một số kết quả tích cực. Riêng trong năm 2020 và quý I.2021, MB đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp kinh doanh linh hoạt trong điều kiện Covid-19, vừa thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng khó khăn do dịch bệnh, vừa đẩy mạnh phát triển tín dụng vào các ngành, lĩnh vực ổn định. Song song với đó, các khoản chi phí cũng được ngân hàng kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) năm 2020 ở mức 38,6%.          

Đồng hành cùng khách hàng, doanh nghiệp

Thời gian qua, MB đã triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ số nổi bật, chứng tỏ vị thế tiên phong trong hành trình chuyển đổi số như: Tài khoản số đẹp, tài khoản giống số điện thoại, thanh toán bằng mã VietQR trên App MBBank, mô hình ngân hàng giao dịch tự động MB SmartBank… Các dịch vụ, tính năng mới trên không chỉ mang lại trải nghiệm vượt trội hơn cho khách hàng mà còn góp phần đẩy mạnh xã hội không sử dụng tiền mặt, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay.

MB: Vươn tầm khát vọng  - Ảnh 2

Kể từ thời điểm cả nước phải đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ tư, MB đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Cụ thể, MB tập trung triển khai đồng bộ 03 giải pháp sau:

Hỗ trợ miễn/giảm lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp: MB đã thực hiện các chính sách miễn giảm lãi. Đối với lãi suất hỗ trợ cho khách hàng, MB giảm từ 0,5 - 1,5%, tùy theo nhóm khách hàng và mức độ khách hàng chịu ảnh hưởng của đại dịch. Tại mức lãi  suất này, có khoảng 70.000 tỷ đồng dư nợ đối với khách hàng cá nhân, 50.000 tỷ đồng dư nợ với khách hàng doanh nghiệp được hưởng chính sách giảm.

Đẩy mạnh giao dịch qua kênh số Biz MBBank: Để đảm bảo tính an toàn và duy trì hoạt động giao dịch liên tục của khách hàng trong mùa dịch, MB luôn đảm bảo giao dịch thông suốt tại các điểm giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh đó, MB khuyến khích khách hàng giao dịch qua kênh số, liên tục phát triển các tính năng mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm hạn chế tối đa các giao dịch tiền mặt qua kênh truyền thống như: Payroll online, Chuyển tiền quốc tế online, Giải ngân/Bảo lãnh online… Miễn phí thường niên, phí chuyển khoản và các loại phí giao dịch qua BIZ MBBANK với nhiều chương trình hấp dẫn dành cho khách hàng.

Cơ chế cung cấp hồ sơ đặc thù trong giai đoạn giãn cách/cách ly: Hướng dẫn khách hàng đăng ký giao dịch qua BIZ MBBANK/điện swift. Chương trình “You stay, We care”: Tặng khách hàng các mã vận chuyển hồ sơ miễn phí thông qua dịch vụ Grab Express. Ký kết hợp đồng giao dịch qua email, bổ sung chứng từ gốc trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm hết cách ly/giãn cách.

Cùng với việc giảm lãi suất cho các khoản vay hiện hành, MB cũng xây dựng các gói lãi suất cũng như các sản phẩm cho vay mới và với lãi suất thấp hơn 0,5 - 1,5% so với biểu lãi suất thông thường trước đây. Với các sản phẩm, dịch vụ mới, MB giảm lãi suất cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Riêng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tính đến nay, MB đã giải ngân được khoảng 4.500 tỷ đồng cho khách hàng kinh doanh lúa gạo. Dự kiến trong thời gian sắp tới, MB sẽ giải ngân khoảng 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nhóm khách hàng kinh doanh lúa gạo, với mức lãi suất ưu đãi giảm so với các sản phẩm cho vay thông thường từ 0,5 - 1%.

 

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay, tổng số tiền mà MB và các công ty thành viên đã ủng hộ, đóng góp, trao tặng cho công tác vắc-xin, phòng, chống dịch Covid -19 và an sinh xã hội lên tới gần 230 tỷ đồng. Ngoài ra, MB còn trao gửi 4.000 tấn gạo nghĩa tình đến TP. Hồ Chí Minh. Trong nội bộ, MB Group phát động chiến dịch “Một đồng cũng quý” trên nền tảng nhân đạo số – iNhandao, nhằm thu hút trên 15.000 cán bộ nhân viên chung sức chống dịch và lan tỏa mạnh tới cộng đồng…

Tin Cùng Chuyên Mục