Microsoft ra mắt công nghệ chơi game Xbox trên nền tảng điện toán đám mây

Selina Nguyễn

Microsoft sẽ đưa dịch vụ trò chơi điện toán đám mây của mình lên máy chơi game Xbox vào cuối năm nay.

Mới đây, công ty công nghệ lớn nhất thế giới thông báo sẽ chính thức đưa dịch vụ Xbox Cloud Gaming của mình lên bảng điều khiển Xbox Series X và Xbox Series S cũng như các máy Xbox One cũ hơn vào kỳ nghỉ cuối năm.

Việc tích hợp này sẽ cho phép người chơi tiếp cận các tựa game ở mọi nơi, trên mọi thiết bị thay vì phải cài đặt vào một thiết bị khác như trước đây.

Bên cạnh Microsoft, những gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ như Google và Amazon cũng đã tung ra các dịch vụ chơi game trên đám mây tương tự.

Bảng điều khiển Xbox Series S (L) và Xbox Series X của Microsoft.
Bảng điều khiển Xbox Series S (L) và Xbox Series X của Microsoft.

Mặc dù Microsoft vẫn đang đầu tư rất nhiều vào phần cứng của Xbox, nhưng họ cũng dành nguồn lực tập trung vào Xbox Game Pass. Đây là dịch vụ đăng ký trả tiền cho phép người dùng tải xuống hơn 100 trò chơi về máy Xbox hay máy tính cá nhân (PC) của họ, hoặc chơi các game trên nền tảng đám mây với giá khoảng 15 USD/tháng.

Chơi game trên đám mây (cloud gaming) là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Microsoft. Mục đích của công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ là thu hút các game thủ đến với hệ sinh thái của Microsoft thông qua một loạt các thiết bị khác nhau.

Hiện tại, Xbox Cloud Gaming mới chỉ khả dụng trên thiết bị di động và PC. Do vậy, Microsoft đang có kế hoạch đưa ra một phiên bản cho hệ máy console. Công ty cũng có kế hoạch ra mắt trò chơi đám mây trên TV thông qua quan hệ đối tác với các nhà sản xuất và các thiết bị phát trực tuyến chuyên dụng của riêng mình.

Sony, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Microsoft cũng đang đặt cược vào các dịch vụ trò chơi điện toán đám mây thông qua việc cung cấp đăng ký PlayStation Plus, cho phép nhiều người chơi trực tuyến và lựa chọn các trò chơi miễn phí hàng tháng.

Tuy nhiên, Sony chủ yếu chỉ quảng cáo các trò chơi bom tấn độc quyền của mình để thu hút người dùng. Chẳng hạn như The Last of Us và God of War, mọi người chỉ có thể được tìm thấy trên nền tảng PlayStation.

Gần đây, Microsoft cũng đã mạnh tay chi cho các nội dung độc quyền. Năm ngoái, công ty đã mua lại Bethesda, nhà phát triển những tựa game nổi tiếng như The Elder Scrolls và Fallout, với giá 7,5 tỷ USD.

Trò chơi điện tử đã có một năm bùng nổ vào năm 2020. Theo các nhà nghiên cứu thị trường IDC, đây là một ngành công nghiệp trị giá 180 tỷ USD và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trò chơi điện tử lâu đời và những tập đoàn công nghệ lớn sẽ nóng dần lên.

Tin Cùng Chuyên Mục