Món bánh xèo Okonomiyaki độc đáo của Nhật Bản

An Yên

Nếu như tới Nhật Bản mà muốn tìm kiếm một món gì đó nóng, ngon lành và no bụng nhưng không tốn nhiều tiền, thì Okonomiyaki hay còn gọi là “bánh xèo” là một lựa chọn hoàn hảo. 

Món ăn độc đáo

Bánh xèo được coi là một trong những món ăn truyền thống của đất nước mặt trời mọc. Tên gọi Okonomiyaki là sự ghép chữ giữa từ Okonomi có nghĩa là “thứ bạn thích” với từ Yaki có nghĩa là “nướng”. Món ăn này được xem là món ăn đặc trưng của ẩm thực vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Nguyên liệu làm đế bánh và làm nhân thay đổi tùy từng vùng. Okonomiyaki của Tokyo nhỏ hơn ở Hiroshima và Kansai.

Mặc dù có tên giống món bánh xèo Việt Nam, nhưng cách chế biến thì hoàn toàn khác. Okonomiyaki không được chế biến từ cách pha chế các loại bột như bánh xèo Việt Nam mà để làm nên một chiếc Okonomiyaki cần phải có rất nhiều nguyên liệu cũng như các chế biến cũng khá là cầu kỳ. Nhưng chính sự mới lạ xen lẫn cái đa dạng trong nguyên liệu hương vị thêm một chút gọi bình dân nữa đã cấu thành nên sự cuốn hút của món ăn này với thực khách mọi nơi. 

Món bánh xèo Okonomiyaki độc đáo của Nhật Bản - Ảnh 1

Nếu như ở Việt Nam, bánh xèo có một số nguyên liệu nhất định như giá đỗ, củ sắn, tôm thịt, nấm... thì bánh xèo Okonomiyaki của Nhật Bản lại có nguyên liệu tùy ý người làm. Tức là bạn thích ăn gì thì cứ cho vào bánh. Do đó, nguyên liệu bánh xèo Nhật Bản khá đa dạng và phong phú vì không chỉ có rau, tôm, thịt mà còn có thể cho thêm trứng gà, cá, mực, bạch tuộc, bắp cải, rong biển... thậm chí là cả mì sợi. Điểm giống nhau duy nhất của bánh xèo Nhật Bản so với Việt Nam là cùng sử dụng bột làm nguyên liệu chính.

Nguồn gốc của món ăn? 

Vào cuối thập niên 1950, món ăn này đã trở nên phổ biến với tất cả các tầng lớp xã hội và độ tuổi, trở thành biểu tượng mến thương về sự hồi phục và sức sống của người dân địa phương.

Theo Shizuka Kobara, nhân viên truyền thông tại Otafuku, nhà sản xuất hàng đầu có trụ sở tại Hiroshima chuyên làm nước sốt ăn bánh xèo okonomiyaki có vị ngọt, thì "Hiroshia đã phát triển cùng với bánh xèo okonomiyaki; món ăn xuất phát từ người dân và kể từ đó trở thành món ăn ưa thích của họ. Đây chính xác mà món quốc hồn quốc túy của người Hiroshima."

Nguyên liệu để làm bánh Okonomiyaki tùy theo từng vùng ở Nhật Bản
Nguyên liệu để làm bánh Okonomiyaki tùy theo từng vùng ở Nhật Bản

Okonomiyaki có hai loại chính. Loại thứ nhất là bánh xèo vùng Osaka (hoặc Kansai) và loại bánh xèo vùng Hiroshima. Hai loại bánh xèo này nhìn chung về nguyên liệu là tương đối giống nhau nhưng cách chế biến lại có chút khác biệt.

Trong 2 loại, bánh xèo vùng Hiroshima nổi tiếng hơn cả. Do đó mà người ta thường có câu là, “London có món lươn nấu đông. Valencia có món cơm thập cẩm. New Orleans có món súp hải sản gumbo. Và Hiroshima có món bánh xèo okonomiyaki - món ăn định danh của thành phố”. 

Vào cuối thập niên 1950, món ăn này đã trở nên phổ biến với tất cả các tầng lớp xã hội và độ tuổi, trở thành biểu tượng mến thương về sự hồi phục và sức sống của người dân địa phương. Theo Shizuka Kobara, nhân viên truyền thông tại Otafuku, nhà sản xuất hàng đầu có trụ sở tại Hiroshima chuyên làm nước sốt ăn bánh xèo okonomiyaki có vị ngọt, thì “Hiroshima đã phát triển cùng với bánh xèo okonomiyaki; món ăn xuất phát từ người dân và kể từ đó trở thành món ăn ưa thích của họ. Đây chính xác mà món quốc hồn quốc túy của người Hiroshima”. 

Okonomiyaki là món ăn phổ biến khắp vùng Hiroshima, bởi nơi đây có nhiều nhà hàng okonomiyaki tính trên đầu người cao hơn bất cứ vùng nào khác ở Nhật. Cụ thểm có khoảng hơn 2.000 nhà hàng như vậy trong thành phố Hiroshima. Okonominura (nghĩa là làng Okonomi) nằm trong trung tâm thành phố Hiroshima, là một mê cung bốn tầng lầu, có hơn 25 nhà hàng bán bánh xèo okonomiyaki, mỗi tiệm có một cách chế biến món này riêng biệt. 

Còn ở Osaka (thành phố lớn nhất vùng Kansai), mặc dù không có tài liệu nào ghi lại Okonomiyaki là một món ăn truyền thống Nhật Bản hay do người dân sáng vùng này sáng tạo ra. Nhưng mỗi khi nhắc đến món ăn này người dân Nhật Bản thường hay nhắc đến như một đặc sản của vùng Osaka. Món ăn này trở nên phổ biến khi gạo còn khan hiếm ở đất nước Nhật Bản và người dân ở từng vùng khác nhau thường hay chế biến món này theo phong cách riêng từng vùng.

Một sự cạnh tranh thân thiện giữa vùng Kansai và Hiroshima xuất phát từ câu hỏi nơi nào làm bánh xèo okonomiyaki ngon nhất. Cả hai phong cách làm đều cho ra món có vị ngon tuyệt vời. 

Tất cả đều giống nhau ở khâu nguyên liệu, bao gồm: bột, bắp cải, thịt heo thái mỏng, hải sản, trứng, giá và các chất phụ gia như gừng đỏ, cá ngừ bào, sốt maiyonaise, đặc biệt không thể thiếu nước sốt riêng của bánh xèo Nhật.bột, bắp cải, thịt heo thái mỏng, hải sản, trứng, giá và các chất phụ gia như gừng đỏ, cá ngừ bào, sốt maiyonaise, đặc biệt không thể thiếu nước sốt riêng của bánh xèo Nhật. 

Thế nhưng sự khác nhau của hai món bánh xèo này chính là cách chế biến, bánh xèo Osaka (thành phố lớn nhất vùng Kansai) được chế biến đơn giản bằng cách trộn lẫn các thứ với bột rồi đem chiên; nhân bánh gồm có bắp cải, hải sản (mực, tôm), thịt heo và gia vị. 

Mặc dù không có tài liệu nào ghi lại Okonomiyaki là một món ăn truyền thống của Nhật Bản hay do người dân Osaka sáng tạo ra. Nhưng mỗi khi nhắc đến món ăn này người dân Nhật Bản thường hay nhắc đến như một đặc sản của vùng Osaka. Món ăn này trở nên phổ biến khi gạo còn khan hiếm ở đất nước Nhật Bản và người dân ở từng vùng khác nhau thường hay chế biến món này theo phong cách riêng từng vùng.

 Okonomiyaki là món ăn phổ biến khắp vùng Hiroshima
 Okonomiyaki là món ăn phổ biến khắp vùng Hiroshima

Ở Osaka, nơi được xem là cội nguồn của món này, okonomiyaki được nấu rất giống như món pancake. Đế bánh và các nguyên liệu khác được chiên vàng hai mặt trên một cái chảo hoặc một cái bàn nướng, sau đó cắt miếng bánh sau khi đã chiên xong. Món này được phủ trên mặt loại sốt ngọt và đặc otafuku/okonomiyaki, miếng tảo biển xanh (aonori), cá ngừ xông khói bào thành miếng (katsuobushi), mayonnaise Nhật Bản, và gừng đỏ muối (beni shoga).

Trong khi đó, bánh xèo Hiroshiama thì cầu kì hơn chút xíu, lớp bánh mỏng sẽ được nướng trước rồi sau đó mới thêm gia vị và lớp nhân lên trên (có cả cá ngừ bào khô), nước sốt okonomi sẽ được rưới lên sau cùng. Bánh kiểu này khi trang trí trông đẹp mắt, cứ như là pizza vậy. Nhưng dù chế biến ra sao thì cảm giác đầu tiên của thực khách khi thưởng thức món ăn này luôn là lớp vỏ giòn tan và nhân trong dai dai tạo một cảm giác vô cùng ngon miệng cho những ai đã nếm qua món ăn này.

Bánh xèo Hiroshima cho rất nhiều bắp cải vào, hơn hẳn bánh xèo Osaka. Khi vừa cho vào thì bắp cải đầy lên trông khá đẹp mắt nhưng sau một lúc hơi nóng bốc lên sẽ khiến bắp cải xẹp xuống và nằm gọn trong chiếc bánh. Thứ tự các lớp tùy thuộc vào cách nấu và sở thích của đầu bếp, và nguyên liệu thay đổi tùy vào sở thích của khách hàng. Mọi người ở cho rằng sự linh hoạt này mới đúng là cách làm okonomiyaki. Điểm độc đáo và cầu kỳ của bánh xèo Hiroshima là người ta còn cho thêm một lớp mì sợi yakisoba hoặc udon vào nướng cùng.

Ngoài ra, phần nước sốt ở hai loại bánh xèo này cũng khác nhau một chút. Nước sốt dùng cho bánh xèo Hiroshima hơi có vị ngọt, trong khi đó nước sốt vùng Osaka hoặc Kansai lại có vị hơi cay. Đồng thời, người Nhật Bản cũng sử dụng cả sốt mayonnaise cho Okonomiyaki nhưng phổ biến ở loại Osaka.

Okonomiyaki dù làm theo cách nào thì cũng trông rất ngon và đẹp mắt. Đẹp mắt không chỉ nhờ nguyên liệu phong phú, màu sắc đa dạng mà Okonomiyaki còn được trang trí bằng các loại nước sốt nên đôi khi nhìn thoáng qua có người lại nghĩ đó là một chiếc bánh pizza.

Trong hai loại bánh trên thì do bánh xèo Hiroshima tương đối phức tạp, tốn công hơn nên loại bánh xèo Osaka vẫn là phổ biến và thông dụng nhất. Người Nhật có thể tự nướng bánh xèo tại nhà để thưởng thức, nhất là những ngày bận rộn không có thời gian để chuẩn bị bữa ăn cầu kỳ. Hoặc đôi khi họ cũng thưởng thức món Okonomiyaki này ở các cửa hàng nên nếu có dịp đến Nhật Bản thì bạn có thể tìm thấy cửa hàng Okonomiyaki ở rất nhiều thành phố lớn, nhất là Tokyo, Osaka và Hiroshima.

Tin Cùng Chuyên Mục