Nếu phải uống bia rượu ngày Tết, đây là cách để không bị "đánh gục"
G.P (Tổng hợp)
12:00 05/02/2019
Uống rượu bia nhiều có hại cho sức khỏe. Nếu bắt buộc phải uống, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau để tránh việc say sưa và đảm bảo sức khỏe.
Tết đã đến rồi, và thật khó để bạn có thể chối từ những buổi gặp gỡ, tiệc tùng đầu năm mới. Với những dịp đầu năm như vậy, chút rượu sẽ là phần không thể thiếu.
Với một lượng nho nhỏ, vừa đủ, rượu bia có thể có lợi cho sức khoẻ. Thế nhưng, chỉ cần "quá chén" một chút, nó sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến các bộ phận như não bộ, tim mạch, dạ dày, gan, xương khớp, làm giảm sức đề kháng của cơ thể... Hơn nữa, khi sử dụng đồ uống có cồn, chúng ta thường dễ mất kiểm soát, không thể điều khiển lý trí một cách tỉnh táo, dễ có những hành động sai lầm hoặc gây ra đổ vỡ, tai nạn khi di chuyển...
Vậy thì phải làm sao để phòng tránh tình trạng say sưa và đảm bảo sức khoẻ đây?
1. Ăn lót dạ trước khi uống
Nếu bạn để dạ dày của mình trống rỗng sẽ khiến cho ethanol tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày. Điều này không những khiến rượu dễ hấp thụ vào cơ thể mà còn gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày nữa.

Vì thế, khi buộc phải uống, bạn hãy ăn một ít thức ăn giàu tinh bột và protein trước khi uống để lót dạ, tránh uống rượu khi đói sẽ bị rượu tấn công trực tiếp vào dạ dày và gan.
2. Thực hiện nguyên tắc uống chậm
Khi bạn uống thức uống có cồn, gan phải làm việc để giải trừ hết chất độc mà bạn đưa vào cơ thể. Trung bình 1h gan có thể giải trừ chất độc của 30ml thức uống có cồn.
Vì thế, nếu bạn uống quá nhanh khiến cho gan quá tải không kịp làm việc, chất cồn sẽ không được bài tiết ra ngoài mà thẩm thấu vào trong máu khiến bạn dễ say hơn. Hãy uống từ từ suốt buổi tiệc để giữ sự tỉnh táo.
3. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây khi uống rượu
Uống nhiều rượu sẽ khiến bạn bị mất nước, vì vậy hãy thường xuyên bổ sung nước trong quá trình uống vừa cung cấp thêm chất lỏng vừa khiến pha loãng rượu, giúp việc đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể tốt hơn.
Tương tự như vậy, việc ăn hoa quả trong bữa nhậu cũng cung cấp cho bạn lượng vitamin thiếu hụt, đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra khỏi cơ thể.
4. Uống từng ngụm nhỏ
Uống chậm và nhâm nhi là cách uống "thông minh" nhất để hạn chế say rượu. Hơn nữa, nếu uống từng ít một sẽ khó làm cho rượu ngấm vào thành ruột.

Uống rượu mà "tu" một hơi không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dạ dày, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến tất cả các cơ quan nội tạng nữa.
5. Không trộn rượu và các loại thức uống khác
Nguyên tắc này bao gồm cả việc bạn không nên uống lẫn lộn cả bia và rượu hoặc không pha trộn bia rượu và các loại nước ngọt có gas. Trong bia và các loại nước ngọt có gas có những bọt khí sẽ giúp cho chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn.
Điều quan trọng nhất, hãy biết "lượng sức mình". Việc uống rượu bia chưa bao giờ được khuyến khích cả, thế nhưng có những trường hợp không thể chối từ.
Hãy uống ít nhất có thể để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và xin chúc mừng năm mới!

30 năm nữa sẽ có 130 triệu người mắc bệnh này, ai hay uống rượu chú ý
Năm 2016, toàn cầu có 47 triệu người bị sa sút trí tuệ. Tới năm 2050, con số này được dự đoán tăng lên hơn 131 triệu người. Xem thêm
-
6 cách giảm đau bao tử tại nhà đơn giản
-
2 thói quen tưởng vô hại nam giới thường làm gây tác hại vô cùng tới sức khỏe
-
Ung thư tụy gây tử vong cao, liên quan đến 6 yếu tố: Ai cũng nên phòng ngừa từ trứng nước
-
Chỉ cần làm 3 việc này, sức tập trung của bạn sẽ được đẩy lên cao nhất
-
4 loại thực phẩm "vàng" tốt nhất cho phổi: Người có bệnh thì nên ăn nhiều để giảm viêm
-
Chỉ cần có 2 dấu hiệu này là vết loét dạ dày có thể đang tiến triển thành ung thư
Sống khỏe 15-02-2019Ung thư dạ dày hiện đang là một trong những căn bệnh đáng lo ngại. Các khối u có thể tiến triển dần lên và gây nguy hiểm nếu không điều trị. Nếu có 2 dấu hiệu này, bạn cần đi khám. -
8 dấu hiệu cảnh báo bệnh gan: Nếu có triệu chứng là bạn cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt
Sống khỏe 14-02-2019Gan được xem là một trong những cơ quan nội tạng có trách nhiệm nặng nề nhất trên cơ thể, một khi có vấn đề, toàn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Đây là 8 dấu hiệu bạn nên biết để khám. -
Nếu không muốn hai quả thận bị hỏng, phải "kiêng" cho được 5 việc: Bạn có làm được không?
Sống khỏe 12-02-2019Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị bệnh về thận, thận yếu, thận suy, sỏi thận... nhưng không chăm sóc tốt để bệnh thêm nặng. Những thói quen xấu sau đây có thể gây hỏng thận. -
Ăn loại thực phẩm này không chỉ khỏe, mà còn không lo bệnh mỡ máu
Sống khỏe 11-02-2019Chuyên gia cho rằng các loại hạt có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhưng thói quen ăn chúng lại rất ít ỏi. Nếu ăn đúng, có thể ngăn ngừa nhiều bệnh, đặc biệt là mỡ máu cao.
