Ngôi nhà ở Huế định hình lại phong cách sống, rời xa sự ồn ào Theo Người đồng hành Khung bê tông cốt thép được chọn làm lớp vỏ kết cấu chính cho ngôi nhà nhằm giảm tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Vật liệu gỗ kết hợp cùng bê tông, thêm nhiều cây xanh ở các không gian đem lại cảm giác nhẹ nhàng, bình yên. Tọa lạc tại TP Huế, Q-House là nơi sinh sống của thế hệ trong một gia đình Việt Nam điển hình với diện tích 277 m2. Các kiến trúc sư đã tạo ra các khoảng trống cho từng không gian. Khu vực miền Trung được biết đến với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, họ đã chọn khung bê tông cốt thép làm lớp vỏ kết cấu chính cho ngôi nhà nhằm giảm tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Bên trong, kiến trúc sư sử dụng kết cấu bằng gỗ để lưu thông chính từ tầng 2 lên tầng 3. Sự kết hợp giữa cấu trúc gỗ và màu gỗ sồi tự nhiên mang đến cho ngôi nhà một bầu không khí thư giãn ấm áp, cố gắng giảm bớt sự nặng nề của lớp vỏ bê tông. Đội ngũ thiết kế không chỉ bố trí, phân chia các không gian sống trong khoảng trống mà còn tận dụng được sự đối lưu và thông gió qua các khoảng trống, lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà bằng cách tạo khoảng đệm tự nhiên từ bể bơi, cây xanh, sân vườn. Các chi tiết được lắp ráp điển hình trong cấu trúc bằng gỗ. Với một công trình nhà ở, ngoài sự thỏa mãn về tinh thần và vật chất của gia chủ, kiến trúc sư còn muốn định hình lại cách sống của con người hiện đại: họ luôn vội vã bên ngoài mà quên đi cách tận hưởng sự bình yên ở nhà. Với cách bố trí không gian chung ở giữa tầng một, kiến trúc sư muốn khuyến khích tối đa sự giao tiếp giữa mọi người trong nhà. Từ tầng này có thể giao lưu với các phòng ngủ xung quanh khác ở các tầng trên; phòng khách được khuyến khích sinh hoạt chung cho cả gia đình; phòng bếp có thể kết nối với phòng khác và những đứa trẻ đang chơi với nhau. Gỗ là vật liệu nội thất chính tạo nên không gian ấm cúng, thân thuộc, kết hợp chất liệu bê tông thô từ trần nhà và sàn đá đen. Bên cạnh đó, việc trồng xen kẽ cây xanh và thêm các khu sân vườn trong nhà có thể giúp tăng sự tương tác giữa con người và thiên nhiên. Ngôn ngữ kiến trúc được hình thành thông qua kết cấu lớp vỏ chứa các khoảng trống đan xen đặc. Cùng với sự tối giản về màu sắc và tính chất vật liệu tương phản, ngôi nhà được tạo nên một không gian sống nhẹ nhàng, trong lành. Link bài gốc
Tọa lạc tại TP Huế, Q-House là nơi sinh sống của thế hệ trong một gia đình Việt Nam điển hình với diện tích 277 m2. Các kiến trúc sư đã tạo ra các khoảng trống cho từng không gian. Khu vực miền Trung được biết đến với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, họ đã chọn khung bê tông cốt thép làm lớp vỏ kết cấu chính cho ngôi nhà nhằm giảm tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Bên trong, kiến trúc sư sử dụng kết cấu bằng gỗ để lưu thông chính từ tầng 2 lên tầng 3. Sự kết hợp giữa cấu trúc gỗ và màu gỗ sồi tự nhiên mang đến cho ngôi nhà một bầu không khí thư giãn ấm áp, cố gắng giảm bớt sự nặng nề của lớp vỏ bê tông. Đội ngũ thiết kế không chỉ bố trí, phân chia các không gian sống trong khoảng trống mà còn tận dụng được sự đối lưu và thông gió qua các khoảng trống, lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà bằng cách tạo khoảng đệm tự nhiên từ bể bơi, cây xanh, sân vườn. Các chi tiết được lắp ráp điển hình trong cấu trúc bằng gỗ. Với một công trình nhà ở, ngoài sự thỏa mãn về tinh thần và vật chất của gia chủ, kiến trúc sư còn muốn định hình lại cách sống của con người hiện đại: họ luôn vội vã bên ngoài mà quên đi cách tận hưởng sự bình yên ở nhà. Với cách bố trí không gian chung ở giữa tầng một, kiến trúc sư muốn khuyến khích tối đa sự giao tiếp giữa mọi người trong nhà. Từ tầng này có thể giao lưu với các phòng ngủ xung quanh khác ở các tầng trên; phòng khách được khuyến khích sinh hoạt chung cho cả gia đình; phòng bếp có thể kết nối với phòng khác và những đứa trẻ đang chơi với nhau. Gỗ là vật liệu nội thất chính tạo nên không gian ấm cúng, thân thuộc, kết hợp chất liệu bê tông thô từ trần nhà và sàn đá đen. Bên cạnh đó, việc trồng xen kẽ cây xanh và thêm các khu sân vườn trong nhà có thể giúp tăng sự tương tác giữa con người và thiên nhiên. Ngôn ngữ kiến trúc được hình thành thông qua kết cấu lớp vỏ chứa các khoảng trống đan xen đặc. Cùng với sự tối giản về màu sắc và tính chất vật liệu tương phản, ngôi nhà được tạo nên một không gian sống nhẹ nhàng, trong lành.