Nhờ "quy tắc 99%", CEO Snapchat Evan Spiegel đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Nhớ về những ngày đầu phát triển Snapchat, Spiegel chia sẻ rằng mình học được nhiều bài học lớn, và trong đó, nguyên tắc 99% là một trong những điều anh "khắc cốt ghi tâm".

Thành công của ứng dụng nhắn tin Snapchat gắn liền với tên tuổi ba nhà sáng lập: Evan Spiegel, Bobby Murphy và  Reggie Brown. Ba chàng sinh viên Đại học Stanford tạo nên dự án "Picaboo", tiền thân của Snapchat, và nhanh chóng phát triển nó thành doanh nghiệp thương mại tỷ đô Snap Inc. Đến cuối năm 2012, Snapchat chính thức cán mốc 1 triệu người dùng.

Cùng với đó, sự nghiệp của Evan Spiegel cũng lên "như diều gặp gió". Năm 2015, anh được công nhận là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới. Hiện tại, khối tài sản của Spiegel ước tính khoảng 3,5 tỷ USD. Nhớ về những ngày đầu phát triển Snapchat, Spiegel chia sẻ rằng anh học được nhiều bài học lớn, và trong đó, nguyên tắc 99% là một trong những điều chàng CEO trẻ "khắc cốt ghi tâm". 

Nhờ

 

Nói "không" với 99% 

"Một trong những điều quan trọng nhất để chuyện làm ăn khởi sự tốt lên trong giai đoạn đầu, đó là nói không với mọi thứ. Bởi sự tập trung trong những ngày đầu, khi mà nguồn lực vẫn còn giới hạn rất quan trọng để bạn có thể tạo ra thành công khác biệt", Spiegel chia sẻ với một nhóm doanh nhân trẻ trong một sự kiện tại Berlin (Đức).

Trong suốt tháng đầu tiên của dự án Snapchat, Spiegel thường xuyên phải vật lộn để lựa chọn hay từ chối những đề xuất, ý kiến. "Kinh nghiệm của tôi là nói không với 99% các đề xuất đó và chỉ tập trung vào việc mang giá trị thực sự tới khách hàng", CEO trẻ nói.

Đến Mark Zuckerberg cũng phải "chào thua"..

"Nguyên tắc 99%" mang tới sự khác biệt cho sự nghiệp của Spiegel. Anh đã rất tuân thủ nguyên tắc này, khi từ chối lời đề nghị "mua đứt" Snapchat từ Mark Zuckerberg, vào năm 2013. Nếu đồng ý bán đi doanh nghiệp do chính mình gây dựng, anh và các cộng sự sẽ có ngay 3 tỷ USD. Thế nhưng, chàng CEO trẻ một mực từ chối, và kết quả, Snapchat được định giá tới 20 tỷ USD không lâu sau đó. Cho đến nay, Spiegel vẫn rất tự hào vì đã đưa ra quyết định đúng.

Hồi đầu năm 2018, Snapchat bị rất nhiều người dùng "ném đá" sau khi cập nhật thiết kế của ứng dụng. Đáp lại, Spiegel khẳng định:  "Chúng tôi rất vui mừng về những gì đã và đang làm. Thậm chí, những lời than phiền của các bạn cũng nằm trong những điều đó, nó chứng tỏ rằng chúng tôi đang thực hiện những thay đổi đáng kể". Và cuối cùng, không có điều gì về ứng dụng được khôi phục cả.

Lời khuyên dành cho các doanh nhân trẻ

Khi Spiegel gọi vốn tài trợ lần đầu tiên cho Snapchat, anh mới 21 tuổi và chưa tốt nghiệp trường Đại học Stanford. Sau một đêm, Spiegel bỗng thành một CEO. Tuy nhiên, CEO trẻ tuổi đã phải đối mặt với những áp lực tăng lên từng ngày và điều đó không hề đơn giản. "Điều quan trọng nhất là bạn thực sự tìm thấy niềm vui trong quá trình làm việc. Trừ khi bạn chỉ thấy vui khi công ty của bạn tăng trưởng đủ nhiều, cứ mãi phân tâm bởi các ý kiến bên lề mà quên đi mục tiêu chính, bạn sẽ kiệt sức" - anh chia sẻ.

Tin Cùng Chuyên Mục