“Phải tôn trọng văn hóa mặc của áo dài”

Bình An

“Việc đón nhận cái mới sẽ khó khăn nếu chúng ta không rõ đâu là biên độ của văn hoá, biên độ của sự sáng tạo, đâu là áo có chiều dài, áo kiểu áo dài, đâu là áo dài Việt Nam?” - Nữ hoàng Doanh nhân Ngô Kim Chi thể hiện quan điểm của mình

 
Đối với tôi, áo dài Việt Nam như là một tín ngưỡng. Chính vì thế, áo dài là lựa chọn ưu tiên của tôi trong các trường hợp, nhưng đôi khi cũng theo yêu cầu, và sự tôn trọng của người tổ chức sự kiện. Không ai bắt mình phải mặc áo dài cả. Mình có thể chọn nhiều loại thời trang, y phục khác nhau, nhưng nếu đã chọn áo dài Việt Nam thì phải tôn trọng văn hoá mặc của loại trang phục này.

Chị suy nghĩ như thế nào khi hình ảnh áo dài với nhiều kiểu dáng xuất hiện ngày càng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, thay vì cứ phải mặc trong các dịp lễ, Tết như ngày xưa?

Áo dài Việt Nam và chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng văn hoá của người Việt Nam khi bước ra thế giới . Bởi vậy, mới có câu hát: “Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”. Nhưng từ “áo dài” trong lời hát này có nghĩa là áo dài  Việt Nam, chứ không phải áo có chiều dài… Theo tôi, việc tà áo dài Việt Nam xuất hiện với tần suất ngày càng cao hơn trong thời gian gần đây là tín hiệu vui và rất đáng trân trọng. Hay nói cách khác đó là một tín hiệu rất tích cực.

Cá nhân chị thường “diện”  trang phục áo dài trong những dịp như thế nào?

Đối với tôi, áo dài Việt Nam như là một tín ngưỡng. Chính vì thế, áo dài là lựa chọn ưu tiên của tôi trong các trường hợp, nhưng đôi khi cũng theo yêu cầu, và sự tôn trọng của người tổ chức sự kiện. Ý của tôi là không ai bắt mình phải mặc áo dài Việt Nam cả. Mình có thể chọn nhiều loại thời trang, y phục khác nhau, nhưng nếu đã chọn áo dài Việt Nam thì phải tôn trọng văn hoá mặc của loại trang phục này.

Theo chị, khi người phụ nữ diện trên mình trang phục áo dài, nghĩa là họ muốn nói lên điều gì?

Đây là một câu hỏi hay nhưng hơi khó trả lời. ¡o dài Việt Nam dành cho chúng ta, dành cho mọi người. Ai cũng có thể mặc áo dài Việt Nam. Ngay cả khách du lịch cũng rất thích mua những bộ áo dài Việt Nam cùng với nón lá để về làm quà cho bạn bè, người thân. Đối với tôi, người phụ nữ khi mặc áo dài Việt Nam đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc, đúng văn hoá thì đó là người phụ nữ văn minh. Vì có người nói: Người văn minh là người biết thức thời, là trang tuấn kiệt.

“Phải tôn trọng văn hóa mặc của áo dài” - Ảnh 1

Nữ hoàng Doanh nhân Ngô Kim Chi 

Song song với áo dài truyền thống là sự phát triển mạnh mẽ của áo dài cách tân. Theo chị tại sao áo dài cách tân lại được yêu thích và sử dụng rộng rãi đến như vậy?

Khác hẳn với các trang phục của các nước khác, áo dài Việt Nam không phải là trang phục cổ truyền. Theo nhà thiết kế Nguyễn Tiến Doãn - người từng đảm nhận vị trí Giám đốc sáng tạo cho nhiều dự án nhận diện thương hiệu bằng y phục thì: “¡o dài Việt Nam là một sản phẩm văn hoá dân tộc và áo dài Việt Nam sinh ra để tả gió..”. Chính vì vậy đón nhận cái mới là chuyện bình thường, nhưng phải giữ cho được hồn cốt của áo dài Việt.

Tôi không thích dùng từ áo dài truyền thống. Theo tôi, từ “truyền thống” không hợp để tả chính xác áo dài Việt, vì nếu nói truyền thống thì phải nói cho được thời điểm, thời gian của mẫu áo dài Việt đó. Tôi nghĩ chỉ nên gọi cho đúng tính cách của  áo dài Việt: Đây là một cách mặc của một dân tộc và đó là áo dài Việt Nam. Vì từ truyền thống chung chung, dễ gây ngộ nhận, cũng như chưa nói rõ ràng về văn hoá, tính cách của áo dài Việt Nam.

Các bạn trẻ thích những cái mới, nhưng lại yêu văn hoá Việt Nam. Việc đón nhận cái mới sẽ khó khăn nếu chúng ta không giải thích rõ đâu là biên độ của văn hoá, biên độ của sự sáng tạo, đâu là áo có chiều dài, áo kiểu áo dài, đâu là áo dài Việt Nam? Đó là nghĩa vụ của chúng ta và cũng là cách ứng xử văn minh đối với chiếc áo dài Việt Nam - món quà của tổ tiên đã để lại!

“Phải tôn trọng văn hóa mặc của áo dài” - Ảnh 2

"Đón nhận cái mới là chuyện bình thường, nhưng phải giữ cho được hồn cốt của áo dài Việt."

Gần đây, sự pha trộn áo dài truyền thống với váy đụp tạo ra áo dài cách tân đã gây ra cuộc tranh cãi gay gắt. Chị có nghĩ rằng nên để những cách tân không phù hợp với áo dài truyền thống của Việt Nam bị đào thải tự nhiên hay không?

Theo sự hiểu biết của tôi, đó không phải là áo dài Việt Nam, mà là một sản phẩm thời trang được sáng tạo dựa vào đường nét từ áo dài Việt Nam. Nên ai gán cho sản phẩm đó cái tên là “áo dài cách tân” thì người đó có lỗi rất lớn và chưa bao giờ hiểu áo dài Việt Nam là gì, văn minh, văn hoá của áo dài Việt Nam như thế nào?

Tôi cho rằng áo dài Việt Nam có văn hoá riêng, nên muốn thay đổi, hay cách tân  thì phải am tường về văn hoá áo dài Việt Nam cái đã, rồi hãy suy nghĩ thay đổi nó. Nếu sự thay đổi đó, chắc chắn đem lại cái mới hơn, cái hữu dụng hơn cái hiện, bằng những kiểm chứng thuyết phục không mơ hồ, xa lạ với cái đẹp của người Việt Nam.

Tin Cùng Chuyên Mục