Phí dịch vụ “bủa vây” khách hàng, ngân hàng vẫn kém thu

Theo Infonet

Dịch bệnh khiến thu nhập dịch vụ của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2020 tăng chậm, thu hẹp.

Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết, trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng từ thu nhập dịch vụ tại các ngân hàng niêm yết yếu đi đáng kể, chỉ đạt mức tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của thu nhập dịch vụ vào tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng không đổi so với cùng kỳ, ở mức 10,6%.

Phí dịch vụ “bủa vây” khách hàng, ngân hàng vẫn kém thu - Ảnh 1

Và tháng 3 vừa qua, các ngân hàng đồng loạt giảm phí chuyển tiền như một cách chia sẻ với khách hàng cùng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến phí thanh toán ròng giảm tốc. Và nhất là do ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến cho lưu lượng khách hàng giao dịch tại quầy giảm đáng kể, kéo theo sự sụt giảm về phí dịch vụ đối với các ngân hàng.

Theo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC), nguyên nhân chính khiến thu nhập dịch vụ của các ngân hàng suy giảm là do cầu tín dụng suy yếu trong nửa đầu năm đã có tác động chéo đến các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là phí bảo hiểm, tài trợ thương mại và thu nhập ngoại hối.

Phần lớn các ngân hàng niêm yết gồm BIDB (BID), Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB), ACB, MBB, VPBank (VPB), HDBank (HDB), TPBank (TPB), và VIB đạt tăng trưởng phí dịch vụ ở mức thấp, dưới 10% so với 6 tháng đầu năm 2019.

Chỉ có Techcombank và ngân hàng mẹ VPBank, nhờ cơ cấu phí dịch vụ đa dạng vẫn giữ được tăng trưởng thu nhập phí 6 tháng đầu năm lên đến trên 40%.

Mặc dù vậy, theo đánh giá, mảng thu phí dịch vụ của ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn. Trong đó, thu nhập phí thanh toán và phí thẻ được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng do xu hướng khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt và định hướng của các ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ và đầu tư vào chuyển đổi số.

Phí bảo hiểm qua kênh bancassurance dự kiến sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng nhờ xu hướng gia tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm và tỷ trọng kênh banca trong tổng thu nhập phí bảo hiểm (đặc biệt là mảng nhân thọ). Ngoài ra, cơ cấu thu phí dịch vụ cũng được kỳ vọng sẽ được đa dạng hóa hơn nữa bởi các dịch vụ như bảo lãnh, trái phiếu và môi giới.

Thẻ tại các ngân hàng vẫn có xu hướng tăng trưởng trong các năm trở lại đây, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.

Theo số liệu của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tổng số lượng thẻ đang lưu hành đến ngày 31/12/2019 gần 103 triệu thẻ, trong đó có 91,3 triệu thẻ ghi nợ (88,7%), 6,7 triệu thẻ trả trước (6,5%), và 4,9 triệu thẻ tín dụng (4,7%).

Bên cạnh đó, xu hướng khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt cũng tạo ra xu hướng tăng trưởng giao dịch thanh toán nội địa qua các kênh thẻ, chuyển khoản và nhờ thu cả về số lượng và giá trị giao dịch. Đây sẽ là động lực tăng trưởng cho phí thanh toán và phí thẻ vẫn, vốn là hai nguồn đóng góp truyền thống vào phí dịch vụ của các ngân hàng.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục