Phùng Thu Hiền: "Kinh doanh giáo dục phải dựa trên giá trị nhân văn"

Minh Châu

Là người đẹp được yêu thích nhất tại cuộc thi Nữ hoàng kim cương 2017 với màn ứng xử hoàn hảo, chị khiến người khác ngưỡng mộ không chỉ bởi sở hữu nhan sắc vượt trội mà còn xuất sắc với vai trò một doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục. Chị là người đẹp, doanh nhân Phùng Thu Hiền.

Phùng Thu Hiền:

 Phùng Thu Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục và phát triển trí tuệ Đông Dương(IDEC); Phó TGĐ Công ty CP Bản quyền Độc Bản Việt Nam

Với sự lựa chọn và xây dựng các môn học phù hợp, hữu ích với độ tuổi phát triển mạnh nhất bán cầu não của trẻ, IDEC không đi theo lối mòn tư duy cũ mà giáo viên chỉ là người dẫn dắt, chia sẻ,  khơi dậy tiềm năng và sự sáng tạo của trẻ, giúp đỡ và tận tình với trẻ trong suốt quá trình học tập.

Nhiều người đẹp thường chọn những con đường kinh doanh đơn giản và phổ biến như kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, làm đẹp. Đâu là lý do khiến chị lựa chọn và gắn bó với ngành giáo dục?

Bản chất của giáo dục là nhân văn, nâng tầm giá trị con người cũng như cả một quốc gia nhưng trong xu hướng phát triển của thời đại ngày nay, giáo dục không chỉ đơn thuần mang đến những giá trị nhân văn mà còn mang lại lợi nhuận như một loại hình kinh doanh trong xã hội và có thể nói lợi nhuận từ kinh doanh giáo dục  cũng không thua kém gì so với các ngành kinh doanh mũi nhọn khác nếu được đầu tư, phát triển đúng mức.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc kinh doanh giáo dục đã được xây dựng từ rất lâu và luôn giành được sự tôn trọng và tôn vinh của xã hội. Mặt khác trong thời đại phát triển ngày nay, con người đang hướng tới một xã hội học tập suốt đời và “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” thì khi kinh doanh giáo dục có một lợi thế ưu việt là không bao giờ sợ thiếu khách hàng. Khách hàng của ngành kinh doanh giáo dục không thua gì khách hàng của các ngành kinh doanh phổ biến khác trên thị trường hiện nay. Việc tôi quan tâm và đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực giáo dục cũng là điều tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới.

Phùng Thu Hiền:

 

Theo chị, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục có khác biệt và khó khăn gì hơn so với các lĩnh vực khác?

Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh giáo dục so với nhiều ngành kinh doanh khác là giáo dục có sức thu hút và được khách hàng quan tâm từ gốc. Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ với những chính sách ưu tiên và đầu tư cụ thể theo sự phát triển của quốc gia.

Ngoài ra, những nhà đầu tư cho giáo dục như cha mẹ hay người học hầu hết đều không có nhu cầu hoàn vốn, không nghĩ đến vụ lợi, chịu khó đầu tư nhiều và đầu tư bền bỉ, lâu dài. Vì mục tiêu duy nhất của họ là mong muốn có một nền giáo dục tốt có chất lượng cao để làm hành trang đi đến sự thành đạt trong cuộc đời mình, cho thế hệ con cháu của mình.

Phùng Thu Hiền:

 

Khi doanh nhân Việt Nam đầu tư kinh doanh giáo dục thì khả năng hoàn vốn sẽ càng sớm và có lãi nhanh, lãi nhiều nếu đầu tư bài bản, đúng mức và có tầm chiến lược thể cũng như nhìn xa trông rộng vào từng lĩnh vực. Mặc dù đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận nhưng kinh doanh giáo dục, doanh nhân nên xác định việc kinh doanh này phải dựa vào bản chất vốn có của giáo dục là giá trị nhân văn chứ không nên đặt giá trị lợi nhuận trên hết. Chính vì vậy, khi đầu tư vào kinh doanh giáo dục phải hiểu đúng, quản lý và làm đúng với mục đích này vì một trong những nguyên tắc cơ bản của những nhà kinh doanh giáo dục là để phát triển, để sống tốt hơn chứ không phải để làm giàu. Bằng chứng là trong danh sách các nhà tỷ phú trên thế giới không có người nào thuộc lĩnh vực kinh doanh giáo dục cả.

Phùng Thu Hiền:

 

Doanh nhân kinh doanh giáo dục phải là những người kinh doanh có trình độ, có lương tâm và nhận thức sâu sắc cũng như có sự cống hiến bằng cả tấm lòng cho sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục nói riêng và cho đất nước nói chung. Mục đích hướng tới của tôi khi kinh doanh giáo dục là để giáo dục luôn phát triển đúng mục đích, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước và đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình được thành công.

Phùng Thu Hiền:

 

Lí do gì khiến chị chọn lứa tuổi mầm non tới thiếu niên là đối tượng để dạy dỗ và đào tạo. Phương pháp đào tạo tại Trung tâm Giáo dục và Phát triển trí tuệ Đông Dương có gì khác biệt và đặc trưng so với các trung tâm đào tạo khác?

Mỗi đứa trẻ là một tài năng thiên bẩm. Do đó, Trung tâm Giáo dục và Phát triển trí tuệ Đông Dương – IDEC lựa chọn lứa tuổi từ 4 đến14 tuổi- giai đoạn bán cầu não của trẻ phát triển mạnh nhất để đào tạo nhằm khơi dậy sự sáng tạo, khả năng tiềm ẩn của mỗi trẻ ở “giai đoạn vàng”, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Phùng Thu Hiền:

 

Các môn học chính chúng tôi đào tạo hiện nay đó là: Toán tư duy Ucmas, Tiếng Anh quốc tế Popodoo & Big English, Đánh vần tiếng Anh, Cờ vua Thông minh, Luyện chữ đẹp, Hành trang cho bé vào lớp 1. Ngoài ra, chúng tôi đào tạo các môn năng khiếu khác như: MC nhí, Mỹ thuật sáng tạo, Kỹ năng sống…Hàng năm chúng tôi đều có các cuộc thi lớn nhỏ cấp Trung tâm, cấp Thành phố và cấp Quốc gia trên toàn hệ thống để các bé có thể tranh tài.

Mục tiêu chính của IDEC là giúp trẻ em Việt Nam có được một nền giáo dục toàn diện và vững chắc, giúp trẻ định hình và phát triển các kỹ năng quan trọng ngay từ những năm đầu đời. Với sự lựa chọn và xây dựng các môn học phù hợp, hữu ích với độ tuổi phát triển mạnh nhất bán cầu não của trẻ, IDEC không đi theo lối mòn tư duy cũ mà giáo viên chỉ là người dẫn dắt, chia sẻ,  khơi dậy tiềm năng và sự sáng tạo của trẻ, giúp đỡ và tận tình với trẻ trong suốt quá trình học tập.

Phùng Thu Hiền:

 

Những năm gần đây, ngành giáo dục liên tục phải đối mặt với những vấn đề nổi cộm gây nhức nhối. Là một người làm giáo dục, chị nhận định thế nào về thực trạng ngành giáo dục hiện nay. Và chị có hy vọng gì về những sự thay đổi trong tương lai?

Giáo dục mầm non chưa được Hiến pháp và Pháp luật nước ta xác định là cấp học được ưu tiên, trong khi bậc Tiểu học và THCS được coi là phổ cập và tiến tới phổ cập thì giáo dục mầm non “bị bỏ rơi”. GS.Đào Trọng Thi cũng thừa nhận rằng, chất lượng giáo dục mầm non, đặc biệt ở nhóm trông trẻ tự phát, đăng ký hoạt động là rất thấp. Vì vậy, gần đây đã xảy ra tình trạng bạo hành trẻ mầm non ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Là một người làm giáo dục, tôi mong muốn rằng, các cấp, các ban ngành sẽ có những đổi mới về chương trình đào tạo, có sự nghiên cứu và chú trọng hơn trong khâu quản lý chất lượng giáo dục. Chúng ta nên tập trung vào phát triển con người và đào tạo giáo viên phải là khâu then chốt của đổi mới giáo dục, để giúp cho ngành giáo dục của Việt Nam bắt kịp được với xu hướng đào tạo của nền giáo dục phát triển trên thế giới. Từ đó, tôi tin rằng, nền giáo dục Việt Nam sẽ có những bước phát triển mới và đào tạo ra những nhân tài cho đất nước.

Phùng Thu Hiền:

 

Nhân ngày 20/11, chị có muốn gửi lời chúc gì tới toàn thể những người thầy, những người làm công tác giáo dục trên cả nước?

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xin gửi tới các thầy, các cô lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các thầy cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người bằng cả tấm lòng cho sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục nói riêng và cho đất nước nói chung.

Tin Cùng Chuyên Mục