Ra mắt Galaxy S20, Samsung vẫn đứng trước nguy cơ khủng hoảng khó cứu vãn

Selina Nguyễn (Wired UK)

Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc Samsung đã phải tiêu tốn khá nhiều tiền để giải quyết các vấn đề rắc rối trong năm qua như chip bán dẫn, điện thoại màn hình gập hay robot quả bóng “thông minh”.

Đối với Samsung Electronics, 2019 là một năm tồi tệ với những rắc rối liên tiếp xảy ra.

Đầu tiên phải nhắc đến sự thất bại của Galaxy Fold. Phó giám đốc bộ phận di động của Samsung - DJ Koh đã phải công khai thừa nhận về hàng loạt sự cố của “siêu phẩm” trị giá hơn 1,800 bảng Anh (tương đương hơn 54 triệu đồng). Nhiều người gặp bị hỏng màn hình chỉ sau 2 ngày nhận máy và 1 ngày sử dụng. Vài người khác lại tự làm hỏng máy khi bóc lớp nhựa bảo vệ màn hình vì tưởng nhầm đó là miếng dán màn hình.

Ra mắt Galaxy S20, Samsung vẫn đứng trước nguy cơ khủng hoảng khó cứu vãn - Ảnh 1

Samsung Galaxy Fold liên tục gặp sự cố sau khi ra mắt thị trường

Ngay sau sự cố đó, Samsung nhanh chóng đánh mất thị phần của chính mình. Trong quý IV/2019, Apple đã vượt Samsung để giành vị trí thứ nhất về doanh số smartphone toàn cầu trong khi Huawei cũng vượt mặt Samsung, vươn lên vị trí dẫn đầu về doanh số công nghệ 5G.

Chưa dừng lại, Samsung tiếp tục vướng vào các vụ bê bối liên quan đến những quan chức cấp cao của mình: Giám đốc điều hành bị bắt vì liên quan đến vụ gian lận kế toán, Phó Chủ tịch Lee Jae-yong có nguy cơ bị gia hạn tù khi phải ra hầu tòa lần 2 về cáo buộc hối lộ cựu Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye, Chủ tịch Lee Sang-hoon bị kết án 18 tháng tù vì các hoạt động phá hoại.

Tiếp đến là vấn đề tài chính. Mặc dù đã được dự báo trước về sự suy thoái từ đầu năm, nhưng đến cuối năm, doanh thu toàn cầu của Samsung đã giảm 13% xuống còn 193,7 tỷ đô la, trong khi đó, lợi nhuận ròng đã giảm mạnh 55%, từ 40,3 tỷ đô la xuống còn 18,2 tỷ đô la vẫn là một cú sốc đối với những nhà lãnh đạo của tập đoàn này.

Ra mắt Galaxy S20, Samsung vẫn đứng trước nguy cơ khủng hoảng khó cứu vãn - Ảnh 2

Sự suy thoái toàn diện của Samsung khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu

Daniel Gleeson, chuyên gia phân tích tại Ovum cho biết lý do chính của sự sụt giảm là do lợi nhuận từ chip nhớ đã tăng cao một cách giả tạo trong những năm trước. Trong khi đó, điều kiện thị trường trong năm nay “dự báo sẽ được cải thiện dần dần nhờ vào nhu cầu của trung tâm dữ liệu và việc sử dụng trên điện thoại thông minh 5G”, nhưng giá thì khó có thể quay trở lại mức cao trước đó. Do đó, triển vọng của ngành kinh doanh này vẫn còn xa vời – cũng đồng nghĩa với việc doanh số smartphone 5G trong năm tới cũng không tạo được bước đột phá đáng kể.

Trong bối cảnh này, Samsung đã tìm cách phân tán rủi ro của mình bằng cách thử nghiệm ở nhiều thị trường với nhiều phân phúc khác nhau. Tuy nhiên, tình hình cũng không được cải thiện nhiều.

Hiện nay, Apple, Amazon và Google, đã bắt tay hợp tác trong dự án Connected Home Over IP nhằm phát triển một chuẩn kết nối nhà thông minh, giúp cho phần mềm và thiết bị có thể hoạt động với nhau một cách dễ dàng hơn trong hệ sinh thái smart home. Sự hợp tác này càng khiến cho Samsung gặp thêm nhiều rắc rối.

Khi mọi thứ trở nên ổn định, Samsung có thể rũ bỏ những rắc rối mà mình đang phải đối mặt bằng cách tiếp tục đầu tư vào những thế mạnh trước đây. Cũng giống như Sony và LG trước kia, hiện tại, Samsung cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực điện thoại. Tuy nhiên, với những tiềm lực và thế mạnh vốn có, các chuyên gia nhận định vẫn kì vọng Samsung sẽ sớm có những hành động, đổi mới quan trọng để cản thiện lợi nhuận của mình trong thời gian tới.

Tin Cùng Chuyên Mục