Shark Tank mùa 3 căng tràn tinh thần khởi nghiệp: Người bỏ việc nghìn đô cứu lấy môi trường, kẻ muốn làm startup kỳ lân để rạng danh đất nước

websapo

 

mobilesapo

 

Tiếp tục diện kiến trước “bể cá mập” mùa thứ 3 là muôn hình vạn trạng những công ty khởi nghiệp. Có người trẻ tuổi bước đầu xây dựng cơ nghiệp theo đam mê của bản thân, lại có người đến gọi vốn sau nhiều lần thất bại hay rẽ ngang trong cuộc đời. Có những màn “ngáo giá”, bị cộng đồng ném đá là tham gia chương trình để PR nhưng cũng đâu thiếu những startup thật sự nhiệt huyết, lan truyền cảm hứng tích cực và có sứ mệnh sâu sắc.

Đó là những startup mà công ty có thể chưa bắt trúng “long mạch”, thị trường chưa tiềm năng hay đã bị cạnh tranh quá gay gắt… tuy nhiên người sáng lập thì luôn thể hiện rõ quyết tâm. Họ thuyết phục nhà đầu tư bằng khát vọng to lớn và chia sẻ về những chiêm nghiệm riêng của bản thân, hoặc về đội ngũ những người trẻ đầy tinh anh, tài giỏi cùng đồng hành với mình.

mobilecollague

 

webcollague

 

4 trong số những startup gây ấn tượng nhất, tạo tiếng vang ngay sau tập phát sóng có thể kể đến là ống hút cỏ Green Joy của CEO Nguyên Võ, xe máy điện Datbike của CEO Nguyễn Bá Cảnh Sơn, ứng dụng du lịch blockchain Triip của Hải Hồ và nền tảng homesharing Luxstay của Nguyễn Văn Dũng.

4 nhà sáng lập này đều có thể phần nào đại diện cho những gì mà người ta thường nghĩ về một thế hệ khởi nghiệp: biết nắm bắt và đón đầu xu hướng tương lai (những sản phẩm thân thiện với môi trường, phát triển du lịch của Việt Nam, những nền tảng tích hợp công nghệ...), mơ những điều lớn lao và dám gác lại những thành công trước đó để theo đuổi lý tưởng hiện tại (từ bỏ mức lương nghìn đô hay thậm chí là bỏ dở đại học) và trên hết là họ sẵn sàng đi đến cùng với sứ mệnh của mình, dù cho con đường phía trước có khó khăn đến thế nào. Hãy nhìn lại hành trình của họ trước, trong và ngay sau khi tham gia Shark Tank mùa 3 nhé, để rồi chúng ta càng thêm tự hào và hi vọng vào những startup Việt sẽ hóa “kỳ lân”, thể hiện uy lực trong tương lai!

subweb1

 

submobile1

 

infoweb1

 

infomobile1

 

img1-web

 

Shark Dũng từng khuyên các startup không nên mơ mộng trên mây mà phải “lội xuống bùn”, tức là phải hết lòng dấn thân vào công ty non trẻ của mình. Tuy nhiên đối với CEO Nguyên Võ của ống hút cỏ Green Joy, câu nói của shark còn đúng với cô theo cả nghĩa đen.

Sau khi tốt nghiệp ĐH Ngân Hàng và lấy bằng MBA, Nguyên Võ làm việc theo đúng ngành nghề của mình với mức lương rất tốt. Tuy nhiên trong một lần lướt web, Nguyên bắt gặp hình ảnh một con rùa bị mắc ống hút nhựa vào mũi, làm nó chảy máu và đau đớn vô cùng.

img1-mobile

 

Hình ảnh đó khiến Nguyên không sao quên được. Từ đó, cô tự mình tìm kiếm những phương pháp thay thế chiếc ống hút nhựa độc hại. Ý tưởng đem cây cỏ bàng sơ chế để biến thành một loại ống hút mới đã nảy sinh trong hoàn cảnh ấy và được ấp ủ lớn lên từng ngày. 

Kế đó, Nguyên quyết tâm khởi nghiệp bất chấp sự phản đối của gia đình.

quoteweb1

 

quotemobile1

 

Nguyên Võ khởi nghiệp công ty Green Joy với các chặng đường ban đầu khá hứa hẹn, gọi vốn 2 tỷ cho 20% trên Shark Tank. Theo giời thiệu, sản phẩm ống hút cỏ thiên nhiên Green Joy vừa dễ dàng phân hủy lại an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Nhưng nhìn ở bức tranh toàn cảnh, tuy việc tẩy chay ống hút nhựa đang ngày càng lan rộng nhưng một giải pháp thay thế triệt để vẫn chưa có. So với các đối thủ như ống hút gạo, ống hút tre, ống hút giấy... thì ống hút cỏ của Green Joy có lợi thế là đã nắm giấy kiểm nghiệm về mẫu đất, mẫu nước để có thể xuất khẩu sang châu Âu. Trên thực tế, sau 8 tháng hoạt động, họ cũng đã cung cấp cho hơn 100 chuỗi nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam và tiếp cận hơn 30 thị trường nước ngoài gồm Mỹ, châu Âu, châu Á.

Đến đây, vấn đề đặt ra là các shark có tin tưởng vào tiềm năng của thị trường hay không, liệu người tiêu dùng có đủ động lực để từ bỏ ống hút nhựa và chuyển sang một phương án thay thế có giá đắt hơn gấp nhiều lần? Và liệu startup có đủ bản lĩnh để đưa ống hút có trở thành sản phẩm quốc dân, vươn ra thị trường quốc tế như cô mong đợi? 

Ở hàng ghế quyền lực, dàn cá mập phân hóa rất rõ. Shark Việt và shark Hưng rút khỏi cuộc chơi, sau khi đánh giá startup có ý tưởng khởi nghiệp bắt kịp xu hướng nhưng vấn đề giá và vệ sinh an toàn thực phẩm còn đáng nghi ngại. Shark Dũng đưa ra offer nhưng kèm theo điều kiện. Trong khi đó, “dũng sĩ diệt startup” - shark Bình và “bà ngoại” - shark Liên lại tỏ ra hết sức tâm huyết.

IMG2

 

Shark Bình hi vọng lập kỷ lục màn chốt deal nhanh nhất lịch sử Shark Tank Việt Nam khi đề nghị 2 tỷ cho 25% ngay từ đầu, lúc Nguyên Võ còn chưa trình bày xong. Đáp lại, shark Liên đề nghị 4 tỷ cho 40% cổ phẩn, gấp đôi số tiền startup kêu gọi vì “không muốn nhìn thấy shark Bình trong deal này”. Cuối cùng, sau màn “cắn xé” khốc liệt của 3 cá mập, startup đã đàm phán lại với shark Liên là 4 tỷ cho 33% cổ phần và được chấp nhận. Đây trở thành một trong những thương vụ hấp dẫn, được bàn luận sôi nổi nhất sau khi phát sóng ở Shark Tank mùa 3.

subweb2

 

submobile2

 

infoweb2

 

infomobile2

 

Khởi nghiệp không đơn thuần là lập ra một công ty mà đến khi người ta cảm thấy quá bị thúc ép, nung nấu biến ý tưởng của mình thành hiện thực thì mới nên làm startup. Vì đó là một hành trình đầy đau đớn và đánh đổi.

img3-desktop

 

Cũng giống như Nguyên Võ với dự án ống hút cỏ, Nguyễn Bá Cảnh Sơn đang kiếm tiền rất ổn tại thung lũng Silicon (Mỹ). Tuy nhiên anh trăn trở: “Tại Silicon tôi làm kỹ sư phần mềm. Tôi suy nghĩ mãi rằng, làm cho trang web chạy nhanh hơn hay hệ thống xử lý dữ liệu được nhiều hơn có thật sự quan trọng hay không, khi mà việc căn bản nhất của cuộc sống là hít thở thì người thân, bạn bè của mình còn chưa có. Vì vậy tôi đã quyết định quay trở về Việt Nam thành lập Datbike".

img3-mobile

 

Sản phẩm của Datbike là những chiếc xe máy điện với công suất động cơ lên tới 4.500 W. Sạc đầy trong vòng dưới 3 tiếng với chi phí khoảng 5.000 đồng là có thể đi được suốt 100 km. Tốc độ tối đa của xe đạt 80km/h, để tăng tốc từ 0 lên 50 km chỉ cần chưa tới 3 giây. Công suất ngang với xe máy xăng, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường là những ưu điểm của Datbike mà CEO Cảnh Sơn tin rằng chưa có trên thị trường.

Tuy vậy startup vẫn bị các shark “đánh đập” (theo chính lời shark Dũng) vì 2 lí do. Thứ nhất, tốc độ cao dễ gây ra nguy hiểm. Thứ hai và quan trọng hơn, giá thành sản phẩm quá đắt, lên tới 59,9 triệu/chiếc và mức khuyến mãi cũng đã là 39,9 triệu.

img4

 

Như thường lệ, shark Bình nói thẳng "anh thấy em chẳng có cơ hội nào cả"! Shark cho biết mình không ủng hộ xe máy xăng nhưng mức giá này thì người ta có thể mua xe máy chạy xăng rất đẹp và tiện ích. Hơn nữa thị trường đang có những ông lớn với mạng lưới phân phối toàn quốc, có khả năng sản xuất được xe điện giá thành rẻ hơn Datbike. Đồng quan điểm, shark Việt cho rằng startup có thể thử sức để cọ xát thương trường nhưng quyết định không đầu tư. Shark Dũng thể hiện thái độ lạc quan hơn về thị trường xe máy điện trong tương lai, nhưng anh và shark Liên cũng lần lượt từ chối do không phải lĩnh vực sở trường.

Đứng ở phía đối diện, Nguyễn Bá Cảnh Sơn - một nhân tài từng đạt huy chương bạc Olympic tin học quốc tế, bỏ công việc lí tưởng ở thung lũng công nghệ của Mỹ, vận động được đội ngũ gồm cả thành viên thuộc team sáng tạo Snapchat lẫn người có kinh nghiệm về xe tự lái - nay lại bị 3/5 “cá mập” tỏ ra nghi ngờ về mô hình kinh doanh! Dễ thấy Sơn đang bị dồn nén mạnh về cảm xúc...

img5-desktop

 

Nhưng đúng lúc đó, khi sóng gió trong bể cá mập dần lặng xuống thì shark Hưng mới bắt đầu trỗi dậy! Phó chủ tịch CEN Group cho biết phía anh đang có khu đất ở Đà Nẵng, có sẵn hạ tầng để Datbike tham gia sản xuất. Ngoài ra họ còn đang làm việc với một quỹ đầu tư rất lớn, quen biết với tỷ phú công nghệ Elon Musk cũng như đang thương thảo dự án hàng triệu đô với đối tác Mỹ về dự án xe điện. 

img5-mobile

 

Với một điều kiện hấp dẫn như thế, shark Hưng đề nghị 50.000 USD cho 2% cổ phần kèm 2% ESOP. Startup muốn tăng lên 60.000 USD và được “cá mập” gật đầu chấp nhận. Ngay khoảnh khắc đó, CEO Cảnh Sơn vỡ òa trong niềm vui sướng, cho rằng đây là cơ hội đẩy nhanh cuộc cách mạng xe điện, tiến gần hơn một chút đến ước mơ “mọi người không cần phải mang khư khư khẩu trang khi ra đường”.

subweb3

 

submobile3

 

infoweb3

 

infomobile3

 

Triip là ứng dụng giúp cá nhân hóa các trải nghiệm cho mỗi chuyến đi, hướng tới mục tiêu cung cấp “cách hạnh phúc nhất để đi du lịch” cho người dùng. Lợi thế của Triip là kết nối dữ liệu của người dùng trực tiếp với các doanh nghiệp du lịch thông qua nền tảng công nghệ blockchain. Nhờ đó, các đối tác dùng hệ thống của Triip có thể tiết kiệm từ 50 - 90% chi phí bán hàng. Đổi lại, người dùng của Triip luôn nhận được ưu đãi tốt nhất từ các đối tác này.

img6

 

img7-desktop

 

CEO Hải Hồ cũng đưa ra hàng loạt con số khá ấn tượng: Triip đạt 122.000 lượt tải trong vòng 3 tháng không mất chi phí quảng cáo, 35% người dùng quay lại hàng ngày. Doanh thu 2018 của Triip đạt 1,4 triệu USD. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GMV (Gross Merchandise Value - tổng giá trị giao dịch) của công ty bị hầu hết các shark đánh giá là chậm, tình hình kinh doanh sau hơn 5 năm nữa chỉ đạt đến mức hòa vốn. 4/5 "cá mập" lần lượt rút lui.

img7-mobile

 

Chỉ còn lại shark Việt muốn tiếp tục thương thuyết với startup, đề nghị 500.000 USD cho 20% cổ phần. Nhưng con số này khiến CEO Hải Hồ phải đắn đo, cho rằng định giá mà shark Việt đưa ra không công bằng cho những nhà đầu tư cũ. Sau một trận tâm lí chiến hết sức căng thẳng và khéo léo, Triip đã thuyết phục được shark Việt đầu tư 500.000 USD đổi 6,6% cổ phần công ty, trong đó 500.000 USD đổi lấy 5% cổ phần trực tiếp, 1,6% còn lại là từ Employee Stock Option (ESO - quyền mua cổ phiếu dành cho nhân viên) có điều kiện (shark Việt làm việc cho Triip 1 giờ đồng hồ/tuần). 

Cuối cùng, bất chấp thường yêu cầu tỷ lệ phần trăm cao từ startup nhưng lần này shark Việt vẫn gật đầu chỉ với 6,6% cổ phần với lí do: Bạn ấy khác các startup khác, dám "câu ngược cá mập" về làm việc cho mình!

img8

 

Đáng nói hơn là khi Shark Tank mùa 3 tiếp tục diễn ra thì shark Việt và Triip đã tiến hành DD (thẩm định doanh nghiệp) chỉ trong 30 ngày, thần tốc nhất trong các phiên bản Shark Tank toàn thế giới. Hơn nữa, không chỉ DD về tài chính, shark Việt còn DD cả con người. “Cá mập” và CEO Hải Hồ đã đến đất nước hạnh phúc nhất thế giới Bhutan (cũng là điểm đến mà startup lấy làm ví dụ minh họa khi gọi vốn đầu tư), cùng ăn cùng ngủ với nhau để cảm nhận xem đây có phải là người phù hợp để đi đường dài hay không. CEO Hải Hồ đã chia sẻ về trải nghiệm đặc biệt này: "Giá trị của Triip là hạnh phúc. Không có điều gì giúp hiểu hơn giá trị ấy là cùng đi với nhau".

subweb4

 

submobile4

 

infoweb4

 

infomobile4

 

img9-desktop

 

Bất chấp những lùm xùm sau khi xuất hiện trên chương trình Shark Tank, nền tảng homesharing đình đám Luxstay - kết hợp của 3 từ khóa du lịch, bất động sản và công nghệ - vẫn đáng được chú ý nhất. Theo đó, nhà sáng lập, triệu phú tự thân Nguyễn Văn Dũng đã kêu gọi được tới 6 triệu USD, thể hiện khát vọng mạnh mẽ là trở thành startup kỳ lân của Việt Nam và có sức ảnh hưởng lên tầm khu vực.

img9-mobile

 

Sinh năm 1989, Nguyễn Văn Dũng bắt đầu nhen nhóm đam mê với Internet khi còn là một thiếu niên trung học. Học lập trình từ cấp 2, khi lên cấp 3, Dũng vừa đi học, vừa kiếm tiền từ công việc thiết kế website. Học hết cấp 3, anh quyết định mở công ty cùng một người bạn và nhất quyết từ chối... học đại học.

Mang tới Shark Tank đứa con tinh thần Luxstay, Nguyễn Văn Dũng không ngại bày tỏ khát khao xây dựng doanh nghiệp này trở thành một startup tỷ đô đầu tiên của người Việt. Trước khi Luxstay xuất hiện trên bản đồ startup Việt, Nguyễn Văn Dũng đã có một sự nghiệp như mơ khi là người sáng lập và CEO công ty truyền thông trực tuyến Netlink, đồng thời kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Metub Network – mạng lưới Youtube MCN (đa kênh) lớn nhất Việt Nam. Chưa muốn dừng lại, anh miên man nghĩ về "một điều gì đó to lớn và thử thách hơn".

img10

 

Và thật may mắn, khi còn chưa xác định rõ được hướng đi, anh có buổi nói chuyện với Dzung Nguyễn - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent, hay cũng chính là shark Dũng. Cả hai con người đều nhìn thấy thực trạng rằng, Việt Nam đang thiếu vắng những startup kỳ lân (được định giá trên 1 tỷ USD).

quoteweb2

 

quotemobile2

 

Chính từ đó, chàng trai sinh năm 1989 luôn trăn trở và mong muốn xây dựng một thứ gì đó để lại dấu ấn. Anh chia sẻ thêm về lý do chọn mảng du lịch: "Nhìn lại từ trước tới nay, tôi thấy những người giàu nhất Việt Nam đều liên quan tới bất động sản nhưng đó lại không phải lĩnh vực của tôi. Nhìn rộng ra một chút, Việt Nam đang có thế mạnh về du lịch. Chính phủ và các ban ngành cũng đang lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho các năm tiếp theo. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, mình cần làm một cái gì đó có cả bất động sản lẫn du lịch”. Nhận thấy mảng cho thuê nhà - homestay có tiềm năng lớn, Nguyễn Văn Dũng quyết định xây dựng nên Luxstay.

Startup này ngay khi xuất hiện trên sóng đã trở thành tâm điểm chú ý khi gọi vốn 6 triệu USD từ shark Hưng, shark Thủy và shark Việt. Điều này biến Luxstay thành thương vụ có cam kết rót vốn lớn nhất trong lịch sử Shark Tank tính đến tận thời điểm hiện tại.