Sony đầu tư 18 tỷ USD để phát triển mảng kinh doanh giải trí và cảm biến

Selina Nguyễn Nikkei

Tập đoàn Sony vừa thông báo kế hoạch chi 2 nghìn tỷ yên (khoảng 18 tỷ USD) trong ba năm tới để giữ vững vị trí thống trị trong việc cung cấp các trò chơi điện tử và anime cũng như mở rộng thị trường kinh doanh cảm biến của mình.

“Khi sức mạnh tài chính được đảm bảo, cơ hội mở rộng đầu tư của chúng tôi sẽ gia tăng”, Kenichiro Yoshida, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Sony đã chia sẻ trong cuộc họp chiến lược kinh doanh thường niên của tập đoàn.

Sony dự kiến ​​sẽ đầu tư khoảng 18 tỷ USD trở lên cho đến hết tháng 3/2024. Con số này thể hiện mức tăng hơn 40% so với ba năm qua. 

Sony đầu tư 18 tỷ USD để phát triển mảng kinh doanh giải trí và cảm biến - Ảnh 1

Hoạt động kinh doanh trò chơi và phim hoạt hình của hãng hiện đang phát triển rất mạnh với một danh mục sản phẩm phong phú, đa dạng. Trong đó, bộ phim hoạt hình được hỗ trợ bởi danh mục tài sản trí tuệ mạnh mẽ, bao gồm bộ phim hoạt hình "Demon Slayer” (Thanh gươm diệt quỷ - Chuyến tàu vô tận) đã phá vỡ kỷ lục phòng vé ở Nhật Bản và Mỹ hồi tháng 3 vừa qua với doanh thu 423 triệu USD trên toàn cầu.

Công ty dự định tận dụng IP của mình phát triển một trò chơi dựa trên Demon Slayer. Sony cũng đang làm việc để biến trò chơi PlayStation thành những bộ phim và chương trình truyền hình hấp dẫn hàng loạt. Jim Ryan, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Sony Interactive Entertainment cho biết: “Có 10 bản chuyển thể trò chơi trong hệ thống Sony Pictures, một bước nhảy vọt so với thực tế không có trong năm 2018.  

Sony dự kiến chi nhiều hơn để thu hút người đăng ký sử dụng các dịch vụ trò chơi cũng như các nền tảng âm nhạc và phim hoạt hình của mình. Ngoài ra, các công ty giải trí của hãng này kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài để cho ra mắt những “siêu phẩm” mới.

Yoshida cho biết: “Sony hiện đang kết nối trực tiếp với khoảng 160 triệu người sử dụng các dịch vụ giải trí của mình trên thế giới. Tôi muốn mở rộng con số này lên 1 tỷ."

Trong vài năm gần đây, Sony rất tích cực trong việc hợp tác, mở rộng các dịch vụ giải trí của mình nhằm gia tăng khách hàng sử dụng. Năm ngoái, họ đã công bố kế hoạch mua lại dịch vụ phát sóng phim hoạt hình (anime) trực tuyến Crunchyroll của Mỹ với giá 1,2 tỷ USD. Đến tháng 4, họ lại tiết lộ kế hoạch thâu tóm hãng thu âm nội địa lớn nhất Brazil Som Livre. Đầu tháng 5, Sony đã hoàn tất việc mua lại hãng phân phối âm nhạc AWAL có trụ sở tại London.

Nhiều khả năng Sony sẽ tiếp tục mua lại các doanh nghiệp liên quan đến giải trí để mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng của mình.

Yoshida cũng nói về tiềm năng "lớn" của Sony trong việc mở rộng thị trường tại Ấn Độ. Sony hiện đang cung cấp dịch vụ giải trí, video theo yêu cầu ở Ấn Độ mang tên SonyLIV. Dịch vụ này tập trung chủ yếu vào văn hóa địa phương. SonyLIV đã tăng số lượng người đăng ký trả phí lên khoảng 5,6 triệu, gấp khoảng 8 lần trong vòng 12 tháng qua.

Khởi nghiệp bằng việc sản xuất radio và sau đó tạo dựng tên tuổi với màn hình TV Trinitron, Sony cũng sẽ đầu tư chiến lược vào việc phát triển chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo cũng như các công nghệ tiên tiến khác.

Sony, công ty kiểm soát một phần lớn thị trường toàn cầu về cảm biến hình ảnh được sử dụng trong điện thoại thông minh, hiện đang nỗ lực tăng cường nghiên cứu và phát triển cảm biến ô tô và tiếp tục dự án phát triển xe điện mang tên VISION-S.

Sony đầu tư 18 tỷ USD để phát triển mảng kinh doanh giải trí và cảm biến - Ảnh 2

Đây là một mẫu xe điện ý tưởng để nói rằng, tập đoàn công nghệ Nhật Bản Sony có nhiều thế mạnh khác nhau, từ các sản phẩm giải trí đến cảm biến camera và nhiều sản phẩm khác. Mẫu xe điện của Sony cũng sử dụng “nền tảng thiết kế xe điện mới”, có thể là được cung cấp bởi nhà cung ứng xe hơi Magna. Sony cho rằng nền tảng này có thể có mặt trên các loại phương tiện khác như SUV.

“Nguyên mẫu này thể hiện sự đóng góp của chúng tôi cho tương lai của di động”, Giám đốc điều hành của Sony Kenichiro Yoshida chia sẻ.

Tin Cùng Chuyên Mục