Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi

Theo Hạnh Nguyên/Elle Man

Năm 2018, khi mà mirrorless là một xu thế, nhà nhà mirrorless, người người mirrorless, thì cũng đã đến lúc Canon, Nikon, những ông lớn của địa hạt DSLR bắt đầu “nóng ruột” và không thể đứng ngoài cuộc nhìn Sony tung hoành thêm được nữa!

Sau biết bao thời gian chờ đợi, giới nhiếp ảnh lại một lần nữa được dịp xôn xao khi lần đầu tiên trong lịch sử, Canon và Nikon chính thức ra mắt dòng máy ảnh mirrorless full-frame – lĩnh vực mà trước giờ Sony đang tung hoành và độc chiếm. Vốn dĩ có thế mạnh về DSLR, nay lại chuyển sang làm máy mirrorless, liệu Canon và Nikon có thật sự làm nên chuyện, hay đây chỉ là những bản sao chép đắt tiền hơn của Sony A7R III?

Trong lúc chờ đợi những chiếc máy ảnh mirrorless full-frame đầu tiên của Canon và Nikon đổ bộ về thị trường Việt Nam, hãy cùng ELLE Man bàn luận về sự bùng nổ của xu hướng máy ảnh mirrorless, và đánh giá sơ bộ về Canon EOS R, Nikon Z6 Z7.

Máy ảnh mirrorless có gì mà hot vậy?

Câu hỏi này có thể sẽ gây nhiều bối rối và tốn khá thời gian để giải thích. Đầu tiên, hãy hiểu đơn giản mirroless là loại máy ảnh không có gương lật, không có ống ngắm quang học, khác với DSLR – dòng máy ảnh có gương lật. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây, không gương lật và có gương lật thì khác gì nhau?

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 1

Nguồn: Fredrik Glockner

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 2

Nguồn: Dpreview

Đầu tiên, việc không gương lật giảm đáng kế khối lượng và độ lớn của máy ảnh, khiến cho những chiếc máy ảnh mirrorless nhỏ gọn và nhẹ hơn so với những dòng máy DSLR có cùng công năng. Thứ hai, việc thay thế ống ngắm quang học bằng ống ngắm điện tử có lợi thế hơn trong việc bắt hình ảnh chuyển động nhanh và độ bao phủ toàn bộ hình ảnh với nhiều thông tin. Bên cạnh đó là khả năng giả lập hình ảnh số của bức ảnh mà bạn sẽ chụp nếu như bấm nút trong khoảng thời gian ngắn sau đó. Điều đó có nghĩa, mirrorless là phiên bản nhỏ gọn và có khả năng chống rung, xử lý điểm ảnh, tốc độ chụp liên tiếp cao hơn DSLR.

Mirrorless phù hợp với mọi mục đích sử dụng, từ người mới bắt đầu cho đến giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Một yếu tố khác khiến cho máy ảnh mirrorless ngày càng được ưa chuộng như vậy là vì các nhà sáng tạo chịu khó cập nhật tính năng liên tục. Chỉ riêng năm 2018, Sony đã cho ra mắt đến 4 mẫu máy mirrorless. Và nếu có một ai đó hỏi điểm khác biệt lớn nhất giữa DSLR và mirrorless là gì, chỉ cần trả lời đơn giản, mirrorless “nhỏ nhưng có võ”.

Câu chuyện thế độc quyền của Sony và sự tham gia của Canon và Nikon

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 3

Nguồn: Sony

Sony không phải là hãng máy ảnh đầu tiên khai phá phân khúc máy ảnh không gương lật. Những người tiên phong thực sự là Panasonic, Fuji và Olympus, thậm chí các hãng này còn đi trước đến tận vài năm. Tuy vậy, Sony lại là kẻ thành công hơn cả, và là hãng đầu tiên cho ra mắt máy ảnh mirrorless full frame; trong khi các hãng tiên phong chỉ mới dừng lại ở máy ảnh sử dụng cảm biến micro 4/3 (Micro Four Thirds).

Gần đây, đại diện của Sony cho biết cứ 10 chiếc máy ảnh mirrorless full-frame được bán ra, thì có 4 chiếc là do Sony sản xuất. Dưới đây là biểu đồ cho thấy sự tăng trưởng chóng mặt của Sony trong mảng kinh doanh máy ảnh mirrorless. 6 năm qua, khi Canon và Nikon vẫn mải mê với những chiếc máy DSLR và chưa ra mắt chiếc máy ảnh mirrorless full-frame nào, thì Sony đã có hơn 30 mẫu máy mirrorless trải dài mọi phân khúc, trong đó có tới 4 con át chủ bài mirrorless là Sony a9, a7R III, a7 III và a7S II.

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 4

Biểu đồ cho thấy sự độc quyền trong phân khúc mirrorless full-frame của Sony

Trên thị trường máy ảnh không gương lật, Sony dường như không có đối thủ trong hơn 6 năm trở lại đây. Dù cũng có những tên tuỏi cạnh tranh như Fuji, Panasonic, Olympus,… nhưng Sony vẫn chứng minh vị trí thủ lĩnh khi không ngừng cho ra mắt những dòng máy mới, máy nâng cấp, ống kính mới. Với hình mẫu đơn cử Sony A9 – chiếc máy ảnh full frame mirrorless được giới chuyên môn đánh giá cực cao khi vừa mới ra mắt. Những tính năng nổi trội của Sony A9 có thể kể đến như độ phân giải 24 megapixel, khả năng chụp 20 khung hình/giây, tốc độ màn trập 30ms, hệ thống lấy nét 693 điểm và đặc biệt là mức giá hợp lý, Sony A9 đã tạo được ấn tượng tốt trong làng nhiếp ảnh.

Và có lẽ sau 6 năm loay hoay, Canon và Nikon giờ đây mới thật sự nhận ra tiềm năng của thị trường mirrorless. Không muốn để Sony một mình một ngựa công phá thị trường lâu hơn nữa, đầu tháng 9 vừa rồi, Canon và Nikon cũng chính thức ra mắt những dòng máy mirrorless full-frame đầu tiên.

Động thái này có vẻ khá muộn màng so với những gì Sony đã làm được, nhưng ít ra có còn hơn không. Từ nay, cuộc đua thị trường mirrorless có lẽ sẽ có ít nhiều thay đổi.

Đánh giá những dòng máy mirrorless full-frame mới ra mắt của Canon và Nikon

CANON EOS R

Trong khuôn khổ buổi triển lãm Photokina 2018 ngày 5/9/2018, Canon chính thức ra mắt mẫu camera full frame không gương lật đầu tiên của mình – EOS R.

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 5

Nguồn: Canon

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 6

Nguồn: Canon

Canon EOS R sở hữu cảm biến CMOS full frame (36 x 24 mm), độ phân giải 30,3 MP. Chiếc máy không gương lật full frame đầu tiên của Canon sở hữu dải ISO từ 100 đến 40.000. Bên cạnh đó, cảm biến của máy có cấu trúc Dual Pixel đi kèm với chip DIGIC 8, vi xử lý hình ảnh mới nhất của Canon có thể giúp EOS R lấy nét nhanh hơn.

Những đặc tính nổi bật của Canon EOS – R:

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 7

Nguồn: EOSHD

– Cảm biến CMOS 35mm full-frame– Kết nối Wi-Fi/Bluetooth– Chế độ quay phim 4K– Màn hình cảm ứng độ lớn 3.15 Inch, độ phân giải 2.1 triệu điểm ảnh, màn hình của máy ảnh không gương lật Full-frame đầu tiên trên Thế giới có thể xoay lật đa hướng– Kính ngắm EVF 3.69 triệu điểm– Dải ISO 100 – 40.000, mở rộng từ 50-102400– Độ phân giải ảnh lớn nhất: 6720 x 4480– Kích thước: 136 x 98 mm (dài x cao)– Trọng lượng: 580g– Ngàm chuyển: EF-R

EOS R sử dụng chuẩn ngàm mới, R Lens hiện hỗ trợ 4 ống kính gồm 24-105 mm f/4 L, 50 mm f/1.2 mm L, 28-70 mm f/2 L và 35 f/1.8 macro. Ngoài ra Canon cung cấp thêm ngàm chuyển EF ra RF để người dùng sử dụng hệ thống ống kính trước đây của hãng. Điều đó có nghĩa EOS R hoàn toàn có thể tích hợp với các ống kính cũ chất lượng của Canon.

Điểm cộng:

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 8

Nguồn: Canon

– Độ phân giải ảnh lớn

– Hệ thống lấy nét của máy có tới 5655 điểm lấy nét theo công nghệ Dual Pixel AF, do đó người dùng có thể đặt điểm lấy nét ở bất cứ đâu trên khung hình. Đặc biệt hơn khi sử dụng với ống kính có khẩu độ f1.2 thì máy có thể lấy nét trong điều kiện thiếu sáng -6Ev

– Màn hình xoay lật đa hướng, tiện lợi cho selfie và vlogging

– Màn trập đóng khi tắt máy nhằm hỗ trợ người dùng thay ống kính mà không lo bụi bẩn rơi vào buồng máy

– Bộ xử lý tốc độ cao, khắc phục những lỗi của các dòng máy DSLR đàn anh

Điểm trừ:

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 9

Nguồn: EOS HD

– Kích thước vẫn còn lớn, máy vẫn còn cồng kềnh, chức năng còn phức tạp, chưa chuyên dụng

– Thân máy EOS R cũng không có chống rung trong body

– Video 4K bị crop 1.7, không thể quay video full pixel

Ảnh được chụp bởi Canon EOS R:

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 10
Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 11

Nguồn: Canon

Canon EOS R sẽ được chính thức bán ra ngay trong tháng 9, với mức giá đặt trước $2,299 (53.6 triệu) khi mua chỉ thân máy. Giá của các ống kính RF 50mm f/1.2L, RF 35mm f/1.8 IS Macro, RF 24-105mm f/4L IS, và RF 28-70mm f/2L lần lượt là $2299 (53.5 triệu đồng), $499 (11.6 triệu đồng), $1,099 (25.6 triệu đồng) và cuối cùng là (70 triệu đồng)

NIKON Z6 & NIKON Z7

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 12

Nguồn: Nikon

Là hai dòng máy được Nikon ra đời tháng 7 vừa qua, được so sánh ngang bằng với Sony A7RIII. Z6 và sản phẩm Z7 chính là lời tuyên chiến của Nikon trong “Cuộc chiến không gương lật” đang trong giai đoạn cao trào.

Hãy nói về Nikon Z7 – niềm tự hào của Nikon trong thời gian gần đây.

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 13

Nguồn: Trustedreview

Thoạt tiên, đọc qua thông số, Nikon Z7 không mấy khác biệt với những gì Sony đã sáng tạo cho A7RIII, một vài chi tiết có phần đỉnh hơn. Nikon luôn tự tin về độ bền của sản phẩm. Và ở Nikon Z7 cũng vậy, hãng tuyên bố mẫu máy này có thể hoạt động ở mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt, với mọi chi tiết từ nhỏ đến lớn đều được bọc da chống nhiệt. Thiết kế của Nikon Z7 cũng khá chắc chắn và hooàn hảo, chứng tỏ Nikon đã dành thời gian nghiên cứu về các đối thủ khá kỹ.

Tương tự với D850, Nikon Z7 cũng được trang bị bộ cảm biến CMOS 45,7MP. Một sự khác biệt lớn giữa các cảm biến của Z7 và D850 là việc được trang bị thêm nhiều điểm lấy nét theo pha hơn. Đặc biệt, Nikon cho ra mắt ngàm Z, là ngàm có kích thướ

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 14

Nguồn: Dpreview

c đường kính lớn nhất hiện tại – 55mm, đồng nghĩa với việc hạ khẩu độ của ống kính xuống mức kỷ lục f 0.95. Và đồng thời, chiếc ống kính mới nhất với độ mở cực lớn như trên chiếc ống Noct 58mm f/0.95 mới sắp ra mắt vào đầu năm sau Đây sẽ là ống kính lấy nét bằng tay nhanh nhất trong lịch sử của Nikon, với khẩu độ lên tới f/0.95. Giá bán của chiếc ống kính đặc biệt này chưa được tiết lộ.

Những tính năng của của Nikon Z6 và Z7 có thể kể đến như hệ thống chống rung 5 trục, Kính ngắm điện tử có độ phân giải 3,69 triệu điểm ảnh, được phủ một lớp chống bụi, màn hình LCD cảm ứng 3,2 inch với độ phân giải 2,1 triệu điểm ảnh. Màn hình LCD này có thể thay đổi nhiều góc độ khác nhau một cách linh hoạt.

Hệ thống lấy nét tự động của Z7 có tới 493 điểm lấy nét AF, chiếm tới 90% diện tích khung ngắm.

Theo đánh gía chủ quan của người viết, Nikon Z7 có phần nhỉnh hơn Canon EOS R về thông số và cấu trúc máy.

Những thông số nổi bật của Nikon Z7:

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 15

Nguồn: Dpreview

– Cảm biến CMOS full-frame 45,7MP

– Kết nối Wi-Fi/Bluetooth

– Chế độ quay phim 4K 30fps, hỗ trợ ngõ ra HDMI, USB Type-C, Wi-Fi, Bluetooth, công nghệ Active D-Lighting giúp tối ưu hóa hình ảnh có độ tương phản cao, chống rung điện tử, đồng bộ hóa thời gian và quay video slow-motion 120fps ở độ phân giải Full HD 1080p.

– Màn hình cảm ứng LCD 3.2 Inch, độ phân giải 2.1 triệu điểm ảnh, có thể di chuyển đa hướng.

– Kính ngắm EVF 3,69 triệu điểm ảnh

– Dải ISO 100 – 51.200

– Bộ vi xử lý hình ảnh EXPEED 6, với khả năng chụp liên tiếp 12 khung hình/giây.

– Kích thước: 134 x 101 x 67.5

– Trọng lượng: 585g

– Ngàm chuyển: Ngàm Z

Ảnh được chụp bởi Nikon Z7:

Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 16
Sự bùng nổ của máy ảnh mirrorless: Khi Canon và Nikon chính thức bước vào cuộc chơi - Ảnh 17

Nguồn: Nikon

Mức giá theo công bố của Nikon Z7 là 3.400 USD (khoảng 79 triệu đồng) và Z6 là 2.000 USD (khoảng 46 triệu đồng). Đây là mức giá chỉ dành cho thân máy. Nếu đi kèm ống kit Z mount thế hệ mới 24-70mm f /4, Z7 sẽ có giá lên tới 4.000 USD (khoảng 93 triệu đồng) và Z6 là 2.600 USD (60 triệu đồng).

Kết:

Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi không so sánh những dòng máy mirrorless full-frame mới của Canon và Nikon với những sản phẩm đi trước của Sony, vì ở thời điểm hiện tại, mọi sự so sánh đều có phần khập khiễng. Nhưng có một thực tế phải công nhận, Sony nổi tiếng với khả năng tiếp cận người dùng xuất sắc và tư duy “luôn luôn đổi mới”, nhờ đó mà chúng ta mới có được những chiếc máy ảnh với các thông số ấn tượng như ngày nay. Nếu không có những động thái mạnh mẽ trong mảng mirrorless của Sony thì còn lâu Nikon và Canon mới chịu bước ra khỏi vùng an toàn và có sự xuất hiện của Z6, Z7 hay EOS R.

Và đúng như ai đó đã nói “Thứ giết chết một công ty công nghệ nhanh nhất là sự lười đổi mới” Với sự tham gia của Canon, Nikon, Olympus, Panasonic trong địa hạt mirrorless full-frame, mong rằng sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh đúng nghĩa, kích thích thêm nhiều sự sáng tạo, đổi mới hơn nữa của các nhà sản xuất. Vì sau tất cả, bên có lợi nhất vẫn là người dùng chúng ta.

Tin Cùng Chuyên Mục