Tài sản tăng gần gấp 4 lần, tỷ phú Masayoshi Son 'hồi sinh' sau 1 năm tàn khốc như thế nào?

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Trong chưa đầy 1 năm, tài sản của vị tỷ phú Nhật Bản đã tăng từ 8,4 tỷ USD lên đến 38 tỷ USD, được thúc đẩy nhờ cổ phiếu SoftBank vốn chiếm hơn 95% giá trị tài sản của ông.

Có rất ít tỷ phủ chứng kiến khối tài sản biến động mạnh như Masayoshi Son. Có thời điểm, ở đầu thế kỷ trước khi cổ phiếu công nghệ lao dốc, ông thậm chí còn giàu hơn Bill Gates. Hồi tháng 3 năm ngoái, khi thị trường "đỏ lửa", tài sản của ông giảm xuống còn 8,4 tỷ USD – thấp nhất kể từ năm 2016.

Chưa đầy 1 năm sau, tỷ phú giàu thứ 2 Nhật Bản chứng kiến khối tài sản tăng gấp 4 lần lên 38 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index – chạm mức cao nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi tài sản của giới siêu giàu vào năm 2012.

Tài sản tăng gần gấp 4 lần, tỷ phú Masayoshi Son 'hồi sinh' sau 1 năm tàn khốc như thế nào? - Ảnh 1

Mức tăng ở thời điểm này được thúc đẩy nhờ cổ phiếu SoftBank – chiếm hơn 95% giá trị tài sản của ông và đã tăng gần gấp 4 lần kể từ đáy hồi tháng 3/2020. Ngoài ra, Quỹ Vision của ông cũng ghi nhận lợi nhuận quý đầy khởi sắc.

Gần đây, SoftBank đã bán bớt tài sản để mua cổ phiếu quỹ và giải quyết tranh chấp pháp lý với WeWork. Tập đoàn này cũng nhận được sự ủng hộ của 1 số nhà đầu tư nổi tiếng như Paul Singer của Elliott Management Corp.

Thomas Hayes – chủ tịch Great Hill Capital, cho biết: "SoftBank hiện có dòng tiền mặt khổng lồ và khối tài sản sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu Son cân bằng việc ‘thu thập’ những kẻ chiến thắng với việc mua cổ phiếu quỹ thích hợp, ông ấy sẽ tránh được thảm họa năm 2000 lặp lại, ngay cả khi cổ phiếu công nghệ rớt giá."

"Số phận" của SoftBank có mối liên hệ sâu sắc với nhà sáng lập, đến mức gần đây đã làm dấy lên những lo ngại về vấn đề quản trị doanh nghiệp. Son đã tự ý đầu tư vào một đơn vị rót khoảng 20 tỷ USD vào cổ phiếu công nghệ và các công cụ phái sinh. Vị tỷ phú 63 tuổi này sở hữu 1/3 cổ phần trong đó và phủ nhận về việc xung đột lợi ích, ông cho biết chương trình này là một cách để sử dụng tiền mặt của SoftBank.

Để tăng đòn bẩy, Son sử dụng một chiến thuật phổ biến với giới siêu giàu, đó là vay thế chấp cổ phần của mình. Tuy nhiên, gần đây, ông đã cắt giảm lượng cam kết vì cổ phiếu SoftBank hiện đã có giá trị cao hơn. Ông đã cam kết thế chấp khoảng 1/3 cổ phần tại SoftBank cho hơn 16 định chế tài chính kể từ ngày 9/2, giảm từ mức 38% vào tháng 9. 

Dẫu vậy, con số này vẫn tương đương với khoảng 18 tỷ USD trong khối tài sản của ông – cao nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới. Các khoản cam kết được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay, có thể thấp hơn giá trị trị của số cổ phiếu đã cam kết trong đợt tăng gần đây. Ước tính của Bloomberg không bao gồm giá trị của cổ phiếu cầm cố.

Kết thúc phiên 3/3, cổ phiếu SoftBank đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại. Quỹ Vision hồi tháng trước cũng báo lãi cao kỷ lục trong quý IV/2020 nhờ tăng cổ phần trong các công ty mới niêm yết, bao gồm DoorDash và KE Holdings của Trung Quốc.

Theo Son, khoảng 15 công ty được Quỹ Visiond đầu tư đã niêm yết và SoftBank có thẻ có từ 10 đến 20 đợt IPO mỗi năm từ danh mục gồm 165 start up của mình. Gã khổng lồ thương mại điện tử Hàn Quốc Coupang cũng chuẩn bị IPO tại Mỹ và có thể được định giá hơn 50 tỷ USD.

Compass – một trong những công ty môi giới bất động sản lớn nhất nước Mỹ, mới nộp đơn đăng ký IPO và start up xe tải Full Truck Alliance của Trung Quốc có thể sẽ "lên sàn" trong năm nay. Ngoài ra, SoftBank cũng gia nhập "đoàn tàu" SPAC với kế hoạch thành lập 1 số công ty séc trắng.

Dẫu vậy, SoftBank cũng đang gặp phải những rắc rối. Quỹ Vision đã ghi bút toán giảm 1,5 tỷ USD cổ phần trong Greensill Capital và đang cân nhắc giảm định giá xuống mức 0, theo nguồn tin thân cận. Ở thời điểm tồi tệ nhất vào năm ngoái, các nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về một số khoản đầu tư của SoftBank bao gồm cả WeWork.

Sự thay đổi đối với Son đã diễn ra nhanh chóng. Ngoài việc cải thiện triển vọng cho các start up trong Quỹ Vision, sự hồi phục của cổ phiếu công nghệ đã giúp tăng giá trị cổ phần của SoftBank trong các công ty niêm yết như Uber. Tập đoàn Nhật Bản mới đây cũng giải quyết một vụ kiện với WeWork cùng nhà đồng sáng lập Adam Neumann, "mở đường" cho những nỗ lực khác trong thương vụ niêm yết của start up chia sẻ văn phòng.

Anthea Lai – nhà phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence, nhận định: "SoftBank có thể xúc tiến việc niêm yết WeWork. Mua thêm cổ phần sẽ củng cố quyền kiếmoát của SoftBank và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán sáp nhập tiềm năng với SPAC."  

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục