Tập tục kì lạ khắp năm châu: Sinh con gái mới là "có phúc", đàn ông chỉ được ở rể, mọi tài sản đều đứng tên vợ

Thành Trung

Ở cao nguyên Minangkabau thuộc Indonesia, khi người con trai lọt vào mắt của một cô gái, thì gia đình nhà gái đó sẽ phái bà mối đến nhà trai để hỏi cưới. Sau khi nhận được lời đồng ý, cô gái sẽ mang nhẫn đính hôn kèm theo tiền và vàng sang bên nhà trai để làm quà biếu.

Người Minangkabau sống ở vùng cao nguyên cùng tên tại Tây Sumatra thuộc Indonesia hiện duy trì cộng đồng mẫu hệ lớn nhất thế giới, đại quyền kinh tế nắm trong tay phái nữ. Con gái có quyền thừa kế còn con trai thì không.

Truyền thuyết dân tộc Minangkabau kể rằng giữa thế kỷ 12, vua Maharajo Dirajo, người thành lập vương quốc Koto Batu, qua đời để lại 3 người con trai với 3 bà vợ khác nhau. Người vợ cả Puti Indo Jalito giành nuôi cả 3 đứa con và cai trị vương quốc. Từ đó, nguồn gốc của chế độ mẫu hệ tồn tại trong cộng đồng người Minangkabau cho đến ngày nay.

Mọi nghi thức, lễ hội quan trọng đều do phụ nữ chủ trì như lễ nhậm chức lãnh đạo trong gia tộc, đám cưới, thu hoạch mùa màng… Đám cưới của các cặp đôi Minangkabau được tổ chức, trang hoàng lộng lẫy với lễ phục truyền thống.
Mọi nghi thức, lễ hội quan trọng đều do phụ nữ chủ trì như lễ nhậm chức lãnh đạo trong gia tộc, đám cưới, thu hoạch mùa màng… Đám cưới của các cặp đôi Minangkabau được tổ chức, trang hoàng lộng lẫy với lễ phục truyền thống.

Không giống các nền văn hóa Hồi giáo truyền thống, phong tục hôn nhân ở đây bị đảo ngược, con gái đi cưới con trai về làm chồng. Của hồi môn mà các chú rể mang theo do gia đình cô dâu quyết định dựa trên học vấn và nghề nghiệp của chú rể.

Đặc biệt, chú rể sẽ tới nhà cô dâu sinh sống cùng cả gia đình vợ và con sinh ra sẽ mang họ mẹ. 

Mọi quyết định trong gia đình đều được cân nhắc giữa ý kiến của cả vợ và chồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, phụ nữ nắm quyền quyết định chính trong các vấn đề liên quan đến hoạt động gia đình, thu chi, mua sắm và giáo dục trẻ em… 

Đầu tiên, nhà cô dâu sẽ phái bà mối đến nhà trai để hỏi chồng khi thấy người con trai nào ưng ý. Nếu được người con trai đồng ý, cô gái sẽ mang đến nhà trai một chiếc nhẫn đính hôn. Phía nữ còn phải biếu phía nhà trai một số tiền và vàng.

Các thành viên của nhà gái sẽ mang đồ hồi môn để hỏi chồng cho con.
Các thành viên của nhà gái sẽ mang đồ hồi môn để hỏi chồng cho con.

Nhà trai chỉ cần biếu lại một chiếc thước may đo và vải may quần áo. Khi bên nhà gái nhận chiếc thước sẽ về cắt và may mấy bộ quần áo và đôi giày. Sau đó, sẽ đem đem đến làm quà biếu để tỏ lòng trước người con trai. 

Trước ngày cưới, người con trai nhất thiết phải đến nhà gái để thương lượng mọi chuyện và định ngày giờ cưới. Nhà gái mở tiệc chiêu đãi theo nghi thức tôn giáo. Chủ trì đám cưới là một vị nữ có nhiều danh tiếng và địa vị cao. Đám cưới thể hiện việc đón người con trai về nhà làm chồng.

Trống gandang tambua.
Trống gandang tambua.

Trong đám cưới, mọi người sẽ chơi nhạc cụ có tên là gandang tambua (một loại trống). Các cô gái sẽ nhảy múa để chào đón chú rể về nhà mới. Hai họ và bạn bè vui vẻ dự tiệc cưới, rượu uống vô kể. Có điều bên nhà trai ở địa vị khách phải ra về trước khi mặt trời lặn.

Riêng họ nhà gái là ở lại và dự tiếp tiệc vào nửa đêm, vui cười, ca hát, biểu diễn nhảy múa suốt cả đêm cho tới sáng ngày hôm sau. Cô dâu và chú rể sẽ lẻn vào phòng trong. Thỉnh thoảng, chú rể cũng tham gia múa hát cùng mọi người. Sau ngày cưới chú rể mới được về thăm mẹ đẻ 1 ngày và bắt buộc phải có vợ đi cùng.

Ngôi nhà truyền thống của người Minangkabau với tên gọi Rumah Gadang sở hữu kết cấu đặc biệt. Mái nhà được làm từ gỗ surian địa phương với cấu trúc hình vòm, cong vút như chiếc sừng trâu.
Ngôi nhà truyền thống của người Minangkabau với tên gọi Rumah Gadang sở hữu kết cấu đặc biệt. Mái nhà được làm từ gỗ surian địa phương với cấu trúc hình vòm, cong vút như chiếc sừng trâu.

Trong gia đình, người phụ nữ có quyền quyết định mọi thứ. Họ kiểm soát đất đai, tài sản và phân giải mọi tranh chấp cũng như đóng vai trò chính trong việc bàn bạc các cuộc hôn nhân. Nam giới kiếm tiền để chăm sóc và nuôi nấng con cái. Họ thường ra ngoài làm việc để kiếm tiền và thỉnh thoảng mới về nhà. Tất nhiên, họ cũng không có tiếng nói trong nhà về các vấn đề nội bộ.

 

Tên gọi "Minangkabau" được ghép từ hai chữ: "minang" nghĩa là "chiến thắng" và "kabau" chỉ "con trâu nước". Theo truyền thuyết, khi vua của vương quốc Majapahit xứ Java gây chiến với người Minangkabau, vua xứ Sumatra đề nghị tổ chức một cuộc chọi trâu thay vì chiến tranh.

Kết quả, trâu của Minangkabau dùng sừng nhọn đâm chết trâu của Majapahit. Đó cũng là lý do mái nhà của người Minangkabau cũng như vật đội đầu truyền thống của phụ nữ dân tộc này có hình dạng chiếc sừng trâu.