Thị trường y tế Việt Nam: Xu hướng số hoá dự đẩy quy mô lên hơn 23 tỷ USD

Túc Chi

Dự kiến đến năm 2025, tổng chi tiêu cho ngành y tế đạt 23,3 tỷ USD.

Báo cáo của Vietnam Report về thị trường chăm sóc sức khỏe và ngành dược Việt Nam mới đây ghi nhận, có hơn 42% số doanh nghiệp trong ngành nhận định ngành dược sẽ phát triển trong năm 2023. Theo đó, dự kiến đến năm 2025, tổng chi tiêu cho ngành y tế đạt 23,3 tỷ USD.

Thị trường y tế Việt Nam: Xu hướng số hoá dự đẩy quy mô lên hơn 23 tỷ USD - Ảnh 1

Công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions cũng chỉ ra, chi tiêu y tế tại Việt Nam ước đạt 23 tỷ USD năm 2022. Trong bối cảnh sức khoẻ ngày càng được người dân quan tâm, đặc biệt hậu Covid-19; cùng với sự phát triển của ngành y tế số đã và đang đưa quy mô thị trường tăng trưởng đáng kể.

Từ năm 2021, chúng ta chứng khiến sự ra đời của loạt startup lĩnh vực công nghệ y tế - dược phẩm ứng dụng số trong việc khám chữa bệnh, thu hút mạnh dòng vốn đầu tư. Theo một thống kê trong năm qua, tại Việt Nam, số lượng startup lĩnh vực này chỉ chiếm 2% trong tổng số hơn 4.000 startup công nghệ y tế tại châu Á.

Điểm lại, đầu năm 2022, EastBridge Partners, tập đoàn đầu tư lớn của Hàn Quốc có quy mô vốn 1 tỷ USD, đã hoàn tất thương vụ đầu tư 30 triệu USD vào USM Healthcare (Việt Nam). Tháng 2, Quỹ đầu tư tư nhân Quadria Capital đầu tư 90 triệu USD vào chuỗi siêu thị mẹ và bé của Con Cưng. Quadria cho biết, khoản đầu tư sẽ giúp Con Cưng mở rộng mạng, danh mục sản phẩm và nâng cấp nền tảng ứng dụng công nghệ AI tích hợp “All-in-One” nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa cho hơn 5 triệu bà mẹ và trẻ em Việt Nam.

Tiếp sau đó, Jio Health, startup trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam công bố hoàn tất vòng gọi vốn Series B trị giá 20 triệu USD do quỹ đầu tư Heritas Capital, có trụ sở tại Singapore dẫn đầu và các nhà đầu tư Fuchsia Ventures, Kasikorn Bank Group, Monk's Hill Ventures. Cùng thời điểm, POC Pharma đã gọi vốn được 10,3 triệu USD trong vòng Series A do quỹ Alven dẫn đầu, cùng Picus Capital, FEBE Ventures và FJ Labs….

Sang năm 2023, làn sóng chuyển đổi số cũng diễn ra mạnh mẽ tại các phòng khám, bệnh viện với sự tham gia của nhiều “ông lớn” công nghệ. Đơn cử, Intel vừa hợp tác với các đối tác như FPT IS để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong nhiều bệnh viện. Trong đó có Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quyết định áp dụng thử nghiệm công nghệ y tế từ xa (Telehealth) của FPT IS với sự hỗ trợ của Intel nhằm giải toả bớt áp lực cho đội ngũ y tế, đồng thời tạo ra một môi trường an toàn cho công tác chẩn đoán và điều trị đối với cả bệnh nhân và nhân viên y tế.

Đại diện Intel: Kiến thức và kinh nghiệm thu thập thông qua chuyên môn của Intel về trí tuệ nhân tạo...
Đại diện Intel: Kiến thức và kinh nghiệm thu thập thông qua chuyên môn của Intel về trí tuệ nhân tạo...

Bên cạnh những vấn đề trên, y tế nông thôn và vùng sâu vùng xa cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19, cụ thể là hậu quả của việc hạn chế di chuyển. Người dân nông thôn và vùng sâu vùng xa vốn thường phải đến các đô thị lớn để điều trị do y tế tuyến dưới không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, và giai đoạn giãn cách xã hội hạn chế đi lại cũng góp phần tạo thêm áp lực cho ngành y tế, đòi hỏi phải có các giải pháp công nghệ cấp thiết đáp ứng yêu cầu này ”, bà Alexis Crowell Helzer - Giám đốc, Các Giải pháp Công nghệ, Phần mềm và Dịch vụ, châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản Intel chia sẻ.

Đây cũng là những mối quan ngại được nêu ra trong cơ sở lý luận của Quyết định 2628/QĐ-BYT 2020 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Khám chữa bệnh từ xa, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để kết nối 1.000 bệnh viện, phòng khám nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tận dụng chuyên môn các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương để hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến dưới.

Riêng về Intel, được biết đến là công ty công nghệ và có sản phẩm chủ lực là chip, bà Alexis Crowell Helzer cho biết Tập đoàn thực tế có lịch sử hàng chục năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và khoa học sự sống. Kiến thức và kinh nghiệm thu thập thông qua chuyên môn của Intel về trí tuệ nhân tạo, mô hình điện toán phân tán (ubiquitous computing), kết nối rộng khắp, và năng lực vận hành từ vùng biên đến đám mây (edge-to-cloud).

Nhìn chung, để gia tăng năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng trở lại, các bệnh viện tập trung chuyển đổi số, tiếp nhận và vận dụng tiến bộ công nghệ để giúp cải thiện việc chăm sóc người bệnh. Trong khi nhiều giải pháp đầu cuối mà các bệnh viện đã và đang triển khai như chụp X quang, MRI, tự động hoá… Các bên cũng tăng cường hợp tác với đối tác công nghệ để hợp nhất toàn hệ sinh thái của bệnh viện và mọi khâu điều trị, chăm sóc bệnh nhân (số hoá các khâu bao gồm thủ tục nhập viện đến soi chiếu, phòng phẫu thuật, khu điều dưỡng…).

Tin Cùng Chuyên Mục