Thích làm chủ từ năm 12 tuổi, chàng trai quyết tâm... bỏ đại học và cái kết không thể ngờ

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - "Lúc nào bạn cũng sẽ có hàng ngàn ý tưởng, và tất cả chúng nghe đều rất khả thi. Nhưng hãy tập trung vào làm tốt một vài thứ thôi, đừng lan man." - Villig khuyên các startup thời nay.

Từ lúc "vắt mũi chưa sạch", cậu bé Markus Villig đã mơ về một ngày làm ông chủ của một công ty công nghệ.

Chờ mãi cho tới năm... 19 tuổi, Villig "học đòi" theo vị tiền bối Bill Gates. Anh bỏ trường đại học, chỉ sau một học kỳ. Cùng lúc đó, ứng dụng gọi xe mang tên Taxify (nay là Bolt) do chính anh tạo nên bắt đầu được tung ra thị trường.

Thời gian trôi qua, 6 năm sau, chàng trai 25 tuổi trở thành nhà sáng lập trẻ nhất của một startup kỳ lân tại Châu Âu, theo nghiên cứu của mạng lưới khởi nghiệp Lyft99.

Thích làm chủ từ năm 12 tuổi, chàng trai quyết tâm... bỏ đại học và cái kết không thể ngờ - Ảnh 1

 

Ứng dụng của anh được ví như một đối thủ đáng gờm của Uber. Nó đã có mặt tại hơn 100 thành phố trên 30 quốc gia, thu hút 25 triệu khách hàng sử dụng, cùng 500.000 tài xế. Trở về thời điểm mới bắt đầu, Villig bắt đầu xây dựng ứng dụng với số tiền 5000 euro vay từ bố mẹ. 

Anh ấy đã được truyền cảm hứng bởi câu chuyện của Skype, được thành lập tại quê nhà Estonia vào năm 2004. Đó là minh chứng cho việc "doanh nghiệp công nghệ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu."

"Tôi nhận ra rằng công nghệ là một trong những ngành mà bạn có thể có đòn bẩy rất lớn. Trên thực tế, startup công nghệ tốn rất ít nhân lực, nhưng mang lại sự ảnh hưởng không thể coi thường" - anh nói với CNBC.

Và ngay cả khi sự quan tâm đến ứng dụng bắt đầu tăng lên, Villig cho biết anh vẫn cố gắng cắt giảm tối đa chi phí, bằng việc tránh thuê quá nhiều nhân sự, đồng thời nói không với các chiến dịch marketing đắt đỏ. 

Trên thực tế, Villig đã tự mình xuống đường ở thủ đô Estonia để tuyển dụng lái xe taxi trong những ngày đầu kinh doanh.

Đúc kết lại, Villig nói: "Muốn thành công trong ngành gọi xe, bạn phải thật sự chú tâm tới trải nghiệm khách hàng. Trên hết, khách hàng rất quan tâm tới giá cả. Họ sẽ chọn ứng dụng nào lợi cho túi tiền. Hãy tìm cách giảm tối đa giá tiền của một cuốc xe. Điều đó thực sự mang lại hiệu quả."

Để cạnh tranh với Uber và các nền tảng khác, Bold cho các tài xế kiếm thêm số tiền cao hơn khoảng 10%. Đơn giản bới tài xế chỉ mất 15% hoa hồng mỗi cuốc xe, so với con số 25% của Uber.

Giữ tập trung

Thích làm chủ từ năm 12 tuổi, chàng trai quyết tâm... bỏ đại học và cái kết không thể ngờ - Ảnh 2

 

"Lúc nào bạn cũng sẽ có hàng ngàn ý tưởng, và tất cả chúng nghe đều rất khả thi. Nhưng hãy tập trung vào làm tốt một vài thứ thôi, đừng lan man." - Villig khuyên các startup thời nay.

Sau khi đã thành công với mảng gọi xe, Bolt sẽ tiếp tục lấn sân sang mảng giao đồ ăn và phát triển thêm phương tiện xe tay ga điện. Để tiếp tục mở rộng, Villig nói anh đã đổi tên ứng dụng từ Taxify sang Bolt, để phản ánh sự phân nhánh của nó sang các lĩnh vực di động khác.

"Một lời khuyên nữa, hãy đặt tên doanh nghiệp của bạn đúng với tầm nhìn của nó. Và nếu cái tên quá hẹp để thể hiện tính chất doanh nghiệp, đừng ngại đổi nó."

Tham vọng chinh phục London

Bolt trình làng thị trường Anh Quốc vào tháng sau. Họ mất hơn một năm cho các thủ tục giấy tờ, để chính thức len lỏi vào thủ đô London.

Công ty ban đầu đã bắt đầu cung cấp các chuyến đi trong thành phố vào năm 2017 nhưng bị các nhà chức trách địa phương "tuýt còi" vì chưa đủ giấy phép hoạt động.

Villig khẳng định anh rất thận trọng trong mọi vấn đề về pháp lý. "Chưa cần quá vội vàng, chúng tôi sẽ đảm bảo mọi giấy tờ cần thiết. Đó là bước đầu tiên trong kế hoạch chinh phục London." - Villig nói.

Tin Cùng Chuyên Mục