Thu 500 tỷ mỗi ngày, vì sao ông lớn Petrolimex vẫn "ế" cổ phiếu?

Theo Huyền Anh/Dân Việt

Trên 500 tỷ đồng doanh thu mỗi ngày, lợi nhuận năm 2018 vượt 5.000 tỷ đồng thế nhưng 12 triệu cổ phiếu quỹ được ông lớn xăng dầu Petrolimex tung ra thị trường vẫn “ế” vì không có người mua.

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – mã chứng khoán PLX) vừa thông báo thông tin về kết quả giao dịch cổ phiếu quỹ.

“Ế” 12 triệu cổ phiếu quỹ

Theo đó, Petrolimex không bán được cổ phiếu nào từ 7.1 đến 1.2 trong tổng số 12 cổ phiếu quỹ đăng ký bán trước đó. Nguyên nhân được Petrolimex đưa ra là do điều kiện thị trường không phù hợp.

Với việc bán không thành công, Petrolimex vẫn nắm giữ hơn 135 triệu đơn vị cổ phiếu quỹ, là doanh nghiệp có lượng cổ phiếu quỹ lớn thứ 2 trên thị trường sau công ty CP Tập đoàn Vingroup (VIC) với 181 triệu đơn vị của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng.

Thu 500 tỷ mỗi ngày, vì sao ông lớn Petrolimex vẫn

 

Trước đó, Petrolimex đăng ký bán bớt 12 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số hơn 135 triệu cổ phiếu quỹ đang sở hữu. Giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 7.1.2019 đến 1.2.2019. Số tiền huy động được dùng để bổ sung tiền cho hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất.

Giá đặt bán được xác định >= giá tham chiếu – (giá tham chiếu * 50% biên độ dao động giá cổ phiếu).

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PLX Petrolimex thời gian qua có giá dao động trong vùng giá 53.000 – 57.000 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15.2, cổ phiếu PLX có giá 56.700 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường ở mức 65.704 tỷ đồng. Tạm tính theo giá này, 12 triệu cổ phiếu quỹ Petrolimex đăng ký bắn có giá trị ước khoảng 680 tỷ.

Thu 500 tỷ mỗi ngày, vì sao ông lớn Petrolimex vẫn

 Diễn biến mã cổ phiếu PLX từ ngày 7.1 đến 15.2.2019

Petrolimex đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Hose từ tháng 4.2018 với giá chào sàn 43.200 đồng/cổ phiếu. Ngay sau khi lên sàn không lâu Petrolimex đã quyết định bán bớt 20 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số 155 triệu cổ phiếu quỹ đang sở hữu.

Kết quả kinh doanh Petrolimex

BCTC hợp nhất quý IV.2018 của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam cho thấy, năm 2018, Petrolimex báo doanh thu thuần tăng 25%, đạt 191.933 tỷ đồng, tương đương 85% kế hoạch năm. Trung bình 1 ngày, Petrolimex thu về 525,6 tỷ đồng doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 27%, mang về 1.006 tỷ đồng. Lãi trong công ty liên doanh, liên kết xấp xỉ 649 tỷ đồng, tăng 42%.

Thu 500 tỷ mỗi ngày, vì sao ông lớn Petrolimex vẫn

 

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ từ mức 790 tỷ đồng lên mức 1.507 tỷ. Trong đó, chi phí lãi vay tăng xấp xỉ 300 tỷ đồng, chiếm 57% chi phí tài chính trong kỳ. Chi phí bán hàng tăng 16%, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 29% so với cùng kỳ.

Kết quả, lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2018 của Petrolimex là 5.093 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch và tăng 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế trên 4.114 tỷ đồng. Lãi ròng cổ đông công ty mẹ năm 2018 đạt 3.712 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2017.

Tuy nhiên, riêng quý IV.2018, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 1.125 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 5 quý kể từ quý IV.2017 đến nay. So với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế của Petrolimex hợp nhất giảm 79,8 tỷ đồng; công ty mẹ giảm 446,9 tỷ đồng (tức 25%).

Petrolimex cho biết, sở dĩ lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm 25% do giá dầu thô thế giới giảm mạnh. Tổng lợi nhuận trước.

Thu 500 tỷ mỗi ngày, vì sao ông lớn Petrolimex vẫn

 

Cuối năm 2018, tổng tài sản của Petrolimex ở mức 56.376 tỷ đồng, với 61% tài sản ngắn hạn. Công ty có 14.934 tỷ đồng tiền và tiền gửi, cùng hàng tồn kho 10.296 tỷ đồng.

Nợ phải trả 33.189 tỷ đồng, chiếm gần 59% tổng nguồn vốn và gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 4.547 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần gần 2.247 tỷ đồng.

Đối với các cổ đông, trên cơ sở lợi nhuận đạt được năm 2018, Tập đoàn cũng dự kiến duy trì mức trả cổ tức cao (từ 25-30%). Trong 4 năm qua, Petrolimex duy trì mức chi trả cổ tức bình quân 25%/năm.

Đối với việc thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 75,87% vốn xuống 51,01% vốn, nhóm đại diện vốn Nhà nước tại Petrolimex đã có văn bản báo cáo Bộ Công thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước để trình Thủ tướng xem xét giãn tiến độ thoái vốn sang giai đoạn 2019-2020 do tình hình thị trường năm 2018 không thuận lợi, cũng như tạo điều kiện để Petrolimex xây dựng phương án thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước có tính thực tiễn, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Nhà nước.

Tin Cùng Chuyên Mục