Trái phiếu doanh nghiệp 2020: 'bán được 7, mang về 3'

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong năm 2020, có 277 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ. Trong số này, tổng giá trị phát hành thành công chiếm 69% tổng giá trị đăng ký, tăng 35,9% so với năm trước.

Chốt sổ của HNX công bố hôm 19/1/2021 thì tháng 12 năm 2020, có 35 doanh nghệp đăng ký 98 đợt phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp, với tổng giá trị đăng ký phát hành 75.350 tỷ đồng. Giá trị phát hành thành công chiếm 57,69% tổng giá trị phát hành đăng ký.

Dẫn đầ nhóm phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất trong tháng vẫn là các tổ chức tín dụng (55,13%), công ty bất động sản (5,88%), các doanh nghiệp sản xuất chỉ chiếm 3,78%....

Ngân hàng vẫn là kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất trong số các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2020.
Ngân hàng vẫn là kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất trong số các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2020.

Như vậy, trong năm 2020 có 2.408 đợt đăng ký phát hành, trong đó có 2.228 đợt phát hành thành công, tăng 2,46 lần so với năm 2019. Tổng giá trị phát hành thành công đạt 403.400 tỉ đồng (bằng 69% tổng giá trị đăng ký), tăng 35,9% so với năm 2019. Như vậy, có thể hiểu là trong số 10 doanh nghiệp chào bán trái phiếu thì có 70% giá trị chào bàn bán thành công và khối lượng mang về khoảng 30%.

Trong dố 277 doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu thành công, có hai doanh nghiệp phát hành thành công lượng trái phiếu trị giá 345 triệu USD Mỹ ra thị trường quốc tế.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 153 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và trước đó là Nghị định 81 có hiệu lực từ đầu tháng 9/2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần đi vào khuôn khổ hơn.

Đặc biệt, sau khi Nghị định 81 đi vào thực tế, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp trong bốn tháng cuối năm đã sụt giảm rõ rệt về lượng phát hành. Trung bình mỗi tháng giảm xuống mức dưới 25.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Nghị định 153 lại được đánh giá là phần nào tháo gỡ sức ép cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ phát hành trái phiếu thuận lợi hơn.

Ví dụ, Nghị định 153 chỉ yêu cầu doanh nghiệp phát hành: là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 3 năm liên tiếp; đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành; có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận; có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục