Từng khuấy đảo lĩnh vực hàng không Đông Nam Á, AirAsia nhảy vào lĩnh vực gọi xe, tự tin hạ gục Grab và Gojek

Giang Phạm

Đại diện của AirAsia Ride cho biết, hãng sẽ tích hợp việc gọi xe cho những người có nhu cầu di chuyển tới sân bay, hệ thống sẽ chỉ định người lái xe gần nhất, đồng thời tính toán thời gian di chuyển đến sân bay của khách hàng.

Sau khi khuấy đảo lĩnh vực hàng không khu vực Đông Nam Á hai thập kỷ trước, hãng hàng không giá rẻ AirAsia có trụ sở tại Kuala Lumpur, Malaysia đang mong muốn làm điều tương tự ở lĩnh vực gọi xe - nơi hai ông lớn Grab (Singapore) và Gojek (Indonesia) thống trị, trang Asia Nikkei đưa tin. 

Tự tin đánh bại Gojek, Grab 

Amanda Woo, Giám đốc điều hành của AirAsia SuperApp - công ty giám sát các hoạt động kinh doanh hàng không cho biết, sau khi ra mắt vào tháng 8, dịch vụ gọi xe E-hailing của AirAsia hiện đã phủ sóng tất cả các thành phố lớn ở Malaysia, với tổng số lượt đặt xe đạt mức hơn 100.000 lượt/tháng, thu hút khoảng 30.000 tài xế tham gia.

Theo bà, AirAsia Ride được định hướng để trở thành gã khổng lồ trong lĩnh vực gọi xe, đủ sức cạnh tranh với đối thủ lớn trong 5 năm tới. "Tôi nhìn thấy tiềm năng từ AirAsia Ride. Chắc chắn, mảng dịch vụ này sẽ đứng đầu khu vực giống như cách chúng tôi đã làm với ngành hàng không", lãnh đạo AirAsia SuperApp tự tin tuyên bố.

AirAsia Ride là một phần của Tập đoàn AirAsia, được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ gọi xe khác trong khu vực.
AirAsia Ride là một phần của Tập đoàn AirAsia, được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ gọi xe khác trong khu vực.

AirAsia Ride là một phần của Tập đoàn AirAsia, do ông trùm hàng không và người sáng lập Tony Fernandes đồng sở hữu. Ông bắt đầu tập trung vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh khi đại dịch Covid-19 khiến ngành hàng không tê liệt trong hai năm qua.

Từ những bước đầu tiên trong lĩnh vực hậu cần hàng hóa và kinh doanh đại lý du lịch trực tuyến, ông Fernandes hiện đã sở hữu đế chế gồm các doanh nghiệp trực tuyến chạy xuyên suốt nhiều lĩnh vực từ nhà hàng, thực phẩm, cửa hàng tạp hóa, chuyển phát bưu kiện, bảo hiểm và thậm chí cả cho vay.

Vào tháng 7 vừa qua, bộ phận kinh doanh kỹ thuật số của AirAsia được định giá 1 tỷ USD. Ông Tony Fernandes kỳ vọng, bộ phận này sẽ tạo ra một nửa doanh thu cho cả tập đoàn trong trung hạn.

Theo Nikkei, tháng 7 vừa qua, AirAsia cũng thông báo, AirAsia Digital đã mua lại hoạt động của Gojek tại Thái Lan trị giá khoảng 50 triệu USD. Gojek là kỳ lân đầu tiên của Indonesia, thuộc quyền sở hữu của GoTo, chuyên về dịch vụ vận tải và hậu cần. Cùng lúc đó, Grab trở thành nhà cung cấp dịch vụ gọi xe ở Malaysia khi Uber rút lui vào năm 2018. Tính đến cuối năm 2020, công ty hiện chiếm lĩnh hơn 72% thị trường địa phương. 

Mở rộng thị trường ra bên ngoài Malaysia

Đại diện của AirAsia Ride cho biết, Thái Lan sẽ là một trong những thị trường mà đơn vị nhắm đến để mở rộng; sau đó là Indonesia, Philippines. Các quy trình phê duyệt kế hoạch cũng như pháp lý tại những quốc gia này đã bắt đầu được thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động suôn sẻ khi ra mắt.

Tuy nhiên, khi được hỏi về chi tiết các khoản đầu tư cho việc mở rộng AirAsia Ride và doanh nghiệp kỹ thuật số, vị CEO AirAsia Ride từ chối tiết lộ. 

Theo bà Woo, lợi thế của AirAsia Ride so với các đối thủ cạnh tranh là sở hữu hệ sinh thái hoàn chỉnh cũng như khả năng chia sẻ dữ liệu từ hoạt động hàng không của hãng. Điều này có thể biến AirAsia Ride trở thành hãng gọi xe số 1 trong khu vực. 

"Chẳng bao lâu nữa hãng sẽ tích hợp việc gọi xe cho những người có nhu cầu di chuyển tới sân bay từ những nơi khác trên AirAsia Ride. Hệ thống sau đó sẽ chỉ định người lái xe gần nhất, tính toán thời gian di chuyển đến sân bay của khách hàng. Đây là một phần trong hệ sinh thái của AirAsia Ride. Điều này là duy nhất và không một ai có thể làm điều này", bà Woo nói thêm.

Theo báo cáo "2021 ASEAN Shared Mobility Market" của Frost & Sullivan, thị trường chia sẻ xe chỉ mới ra đời và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mặc dù tỷ lệ sở hữu phương tiện cá nhân tại một số quốc gia Đông Nam Á đang ở mức cao. Ở một khía cạnh nào đó, mật độ tham gia giao thông đông đúc cũng như lưu lượng phương tiện cao tại các thành phố lớn có thể trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hình thức này.

Báo cáo đề cập, nhiều cư dân gặp khó khăn về chỗ đỗ xe tại tòa nhà thương mại hay chỗ làm việc khi tỷ lệ sở hữu xe cá nhân tăng. Và dịch vụ gọi xe E-hailing sẽ giúp khắc phục nhược điểm này. Dù vậy, trước đối thủ lớn mạnh như Grab, Gojek, rào cản khi gia nhập thị trường của e-hailing cũng tương đối lớn.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức mà Grab, Gojek phải dd có rất nhiều thách thức cho các hãng mới do Grab và Gojek đã đảm bảo đội xe và cơ sở người dùng ổn định tại Đông Nam Á. Chính vì vậy, các rào cản khi gia nhập thị trường e-hailing là tương đối cao.

Tin Cùng Chuyên Mục