Warren Buffett nói về bài học "đáng kinh ngạc" mà ông ngộ ra sau khi mắc sai lầm trong kinh doanh

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Hiện tượng này có thể khiến các lãnh đạo "copy" chiến lược, đường hướng của các đối thủ khác một cách vô thức. Tai hại ở chỗ, những gì họ làm đều không phù hợp với doanh nghiệp. Nhưng taị sao họ vẫn muốn làm vậy? Đơn giản bởi tất cả các đối thủ khác đang đi đúng con đường đó.

Ai cũng nghĩ: "Một nhà lãnh đạo vĩ đại luôn biết tạo nên sự khác biệt". Nhưng chân lý trên chưa hẳn đúng trong thời đại hiện nay. Nếu tinh ý, bạn hãy nhìn mọi thứ xung quanh ta: Gần như trong mọi ngành, từ ô tô cho đến máy tính hay đồ may mặc, các công ty có xu hướng sản xuất những sản phẩm rất giống với những gì đối thủ đang có.

Đơn cử như thị trường smartphone, khi Apple đi tiên phong trong việc cách mạng hoá điện thoại cầm tay. Liền sau đó, các hãng đối thủ như Samsung, HTC, Nokia, Palm cũng nối gót khi cho ra đời các sản phẩm "na ná" Apple.

Warren Buffett nói về bài học

 

Hẳn bạn sẽ nghĩ: "Có gì đáng nói đâu nhỉ, đơn giản bởi thị trường vẫn có khoảng trống để họ khai thác". Nhưng đôi lúc, họ chỉ muốn "lướt sóng", kiếm tiền theo trào lưu. Các công ty sao chép nhau mọi thứ, từ chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing,...

Bậc thầy kinh doanh Warren Buffett, đã từng nhắc đến hiện tượng này trong bức thư gửi các cổ đông của Berkshire Hathaway năm 1989:

"Đó là một phát hiện bất ngờ, khi tôi nghiệm ra rằng trong kinh doanh, có một sự thúc đẩy vô hình gọi là xu hướng đưa ra các mệnh lệnh có tính cưỡng chế. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi không hề được chỉ dạy bất cứ thứ gì về sự tồn tại của lực đẩy này, và tôi hoàn toàn không hiểu gì về nó khi bước vào thực tế".

Vị tỷ phú tiếp tục chia sẻ: "Tôi đã nghĩ rằng những nhà quản lý thông minh và đầy kinh nghiệm sẽ tự động đưa ra các quyết định kinh doanh thực sự có lý trí. Nhưng qua thời gian thì tôi nghiệm ra rằng sự thật không phải như vậy. Thông thường thì lý trí sẽ không còn tồn tại hoặc chỉ đóng vai trò thứ yếu nếu họ rơi vào hoàn cảnh này.

Hiện tượng này có thể khiến các lãnh đạo "copy" chiến lược, đường hướng của các đối thủ khác một cách vô thức. Tai hại ở chỗ, những gì họ làm đều không phù hợp với doanh nghiệp. Nhưng taị sao họ vẫn muốn làm vậy? Đơn giản bởi tất cả các đối thủ khác đang đi đúng con đường đó.

Theo Buffett, điều này hay xảy ra với các nhà lãnh đạo không mạnh về kỹ năng quản lý, và có xu hướng quá tin tưởng vào những bằng chứng, dữ liệu thiếu chính xác."

Nói cách khác, bài học được rút ra là nếu như bạn giành thời gian để quan sát kỹ càng các đối thủ của mình và áp dụng các chiến lược của họ, cuối cùng rất có thể bạn sẽ mắc phải những sai lầm tương tự và phá sản.

Tuy nhiên đó là điều rất khó tránh khỏi, ngay cả Warren Buffett cũng phải thừa nhận như vậy:

"Đã có lúc xu hướng cưỡng chế làm tôi mắc sai lầm, nhưng sau đó khi đã rút ra kinh nghiệm, tôi đã lèo lái Berkshire một cách thận trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng xấu này. Bên cạnh đó Charlie Munger và tôi cũng đã cố gắng tập trung đầu tư vào các công ty có vẻ như nhận thức rõ ràng được vấn đề đó."

Điều đó có nghĩa là ông rất chú ý đến lãnh đạo của doanh nghiệp mà ông muốn rót tiền vào. Phong cách điều hành của họ là gì? Họ có thông thái và lý trí hay không? Họ có thể tập trung vào những yếu tố dài hạn? Và quan trọng hơn cả là họ có nhận thức đủ mạnh về tính cưỡng chế để hành động và tạo ra 1 môi trường sẽ chống lại được tính cưỡng chế hay không?

Tin Cùng Chuyên Mục