“Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số”

PLVN

Talkshow với chủ đề: “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số” - Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật và Pháp luật Media – Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện rất ý nghĩa khi diễn ra tại thời điểm kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6)… 

Báo chí và doanh nghiệp luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết, không thể tách rời. Đó là mối quan hệ cộng sinh, đồng hành, hợp tác cùng phát triển. Không chỉ quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, báo chí còn có vai trò to lớn trong việc phản biện, xây dựng chính sách, định hướng doanh nghiệp đi đúng lằn ray của pháp luật, để ngày một phát triển và phát triển bền vững.

Về doanh nghiệp, cùng với việc cung cấp thông tin, doanh nghiệp luôn đồng hành, hỗ trợ báo chí trong các chương trình, sự kiện, giúp cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình.

Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức của nền kinh tế; Trước yêu cầu của cách mạng số, cách mạng xanh, kinh tế xanh…, cả báo chí và doanh nghiệp sẽ phải đổi mới, cải tổ lại bộ máy quản trị, nguồn nhân lực để đáp ứng và phát triển. Thực tế này đòi hỏi báo chí và doanh nghiệp càng phải thắt chặt hơn nữa sợi dây kết đoàn để cùng nhau phát triển.

Đây cũng chính là ý nghĩa, mong muốn và mục đích hướng tới của Talkshow với chủ đề: “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số” - Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật và Pháp luật Media – Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức - sự kiện rất ý nghĩa khi diễn ra tại thời điểm kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6)…

“Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số” - Ảnh 1

Tham dự Talkshow với chủ đề: “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số” só sự hiện diện của TS.Vũ Hoài Nam – Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia; Ông Trần Hoàn Sinh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo; Bà Đỗ Phương Anh - CEO Công ty CP Thương mại & Dịch vụ KSTAR ANH; Đại diện Liên đoàn Hiệp hội Thẩm mỹ Hàn Quốc tại Việt Nam; Ông Nguyễn Trung Hiếu – Thành viên HĐQT; Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA); Diễn viên – Doanh nhân Phan Anh – Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông PNA.

Mở đầu chương trình, TS. Vũ Hoài Nam – Bí thư Đảng ủy; Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã khẳng định: "Quan hệ báo chí, doanh nghiệp là quan hệ cộng sinh. Tôi cho rằng đây là quan hệ win - win. Với chức năng nhiệm vụ của mình, Báo Pháp luật Việt Nam chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, đưa pháp luật đến với doanh nghiệp, để các doanh nghiệp hiểu luật, làm đúng luật, không có sai phạm.

Với các doanh nghiệp, tôi cho rằng, trong thời đại này, các cơ quan báo chí nói chung, báo Pháp luật Việt Nam nói riêng nếu không có sự hỗ trợ của DN sẽ rất khó khăn. Trong thời gian qua sự hỗ trợ của doanh nghiệp, báo chí nói chung, và báo Pháp luật Việt Nam nói riêng đã có những sự đổi mới, phát triển. "

Ông cũng cám ơn, và cam kết sẽ đồng hành với doanh nghiệp trên chặng đường phát triển, đưa thương hiệu của doanh nhân đến với thị trường trong nước và thế giới.

Với chức năng của mình – đặc biệt là chức năng của ban doanh nhân báo Pháp luật Việt Nam, TS Vũ Hoài Nam cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong môi trường chuyển đổi số với nhiều thuận lợi khó khăn.

"Để chúng tôi đồng hành được, sự hỗ trợ của DN là rất quan trọng." - ông nhấn mạnh.

"“Bắt tay” thể hiện dự thống nhất, đoàn kết trong một ekip thực hiện." - ông nhấn mạnh tên gọi của chương trình. Ông hy vọng những cái bắt tay sẽ khiến doanh nghiệp và báo chí đến gần nhau hơn, hỗ trợ nhau hơn trong hành trình phát triển.

Chia sẻ sự tâm đắc với quan điểm của TS Vũ Hoài Nam, ông Trần Hoàn Sinh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo. Đặc biệt, ông bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự gần gũi, đồng hành của Báo Pháp luật Việt Nam với các doanh nghiệp.

Tại chương trình, bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia - cho biết: Sự đồng hành với báo chí là một yếu tố sống còn của doanh nghiệp để phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi để phát triển thương hiệu.

Bà cám ơn ban tổ chức đã cho bà được bày tỏ quan điểm tại chương trình này. Bởi thực tế, có nhiều doanh nghiệp đang bị lạc lối, chưa biết nhận diện giá trị của thương hiệu doanh nghiệp, của người đứng đầu.

Là một doanh nghiệp, đồng thời là một diễn viên, Doanh nhân Phan Anh – Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông PNA khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp rất quan trọng. Trong bối cảnh nhiễu loạn thông tin hiện nay, rất cần sự định hướng của báo chí chính thống, đặc biệt là những tờ báo có chuyên môn pháp luật. Trong thời đại thông tin bùng nổ, có rất nhiều chiêu trò, nếu chúng ta có cơ quan thông tấn báo chí như Báo Pháp luật Việt Nam song hành, định hướng sẽ rất tốt. Theo tôi, không phải là cộng sinh, mà chúng tôi cần vai trò định hướng, tư vấn pháp luật của báo chí. Tôi tin tưởng sẽ phát triển tốt hơn nếu có những sự định hướng của báo chí.

Thể hiện quan điểm về sự lựa chọn đơn vị báo chí để đồng hành, bà Đỗ Phương Anh - CEO Công ty CP Thương mại & Dịch vụ KSTAR ANH, chia sẻ: "Thực sự là doanh nghiệp cũng có nhiều nỗi niềm. Về góc độ đồng hành, tôi cho rằng cần lực chọn những cơ quan báo chí có tính nghiêm túc, đạo đức để có thể định hướng các doanh nghiệp đi đúng hướng. Doanh nghiệp có những giai đoạn khó khăn, chúng tôi rất muốn được định hướng để phát triển bền vững. Bản thân tôi, doanh nghiệp tôi, tôi còn có ý thức hơn về việc giữ gìn học hỏi, đổi mới để hoàn thiện."

Thể hiện quan điểm tại chương Nguyễn Trung Hiếu – Thành viên HĐQT; Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA) cho rằng việc báo chí gặp doanh nghiệp là một cái duyên. Ông mong muốn duyên lành sẽ đưa doanh nghiệp và báo chí đồng hành cùng nhau. Thậm chí, ông Hiếu hài hước cho rằng "bắt tay" là chưa đủ, phải "bắt toàn thân", thu hẹp khoảng cách.. Cần có một sự gắn kết hơn nữa, để mối quan hệ này không phải là "hai đường thẳng song song".

Trở lại với vấn đề có cần "bắt tay" không? Ông cho rằng tối cần thiết. Rất cần sự hỗ trợ của báo chí, để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Báo chí sẽ giới thiệu để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, doanh nghiệp tốt.

Trong bối cảnh truyền thông của thời đại số, cơ hội nhiều, thách thức cũng nhiều, cần giải pháp nào để báo chí ngày càng phát triển, thành địa chỉ tin cậy của bạn đọc, chia sẻ nỗi lo lắng này của các vị khách mời, TS Vũ Hoài Nam chia sẻ: Tôi tin tưởng rằng không phải chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới công nghệ cũng phát triển. Những tờ báo ở nước đó vẫn phát triển. ĐIều quan trọng là sau quá trình gạn đục khơi trong, độc giả sẽ cần những thông tin gì cho bản thân mình. Tôi tin rằng với truyền thống 39 năm hình thành và phát triển, chúng tôi luôn mang đến những thông tin chuẩn xác cho độc giả. Tôi tin tưởng rằng bao nhiêu năm nữa, báo chí nói chung và báo Pháp luật Việt Nam chúng tôi luôn là địa chỉ tin cậy của độc giả, của doanh nghiệp. Phương châm hoạt động của chúng tôi là "Đảng tin, Dân yêu, Doanh nghiệp đồng hành".

"Tôi tin tưởng không gì thay thế được con người, dù AI có phát triển, nhưng không thể thay thế các nhà báo. Chỉ có con người thay thế công nghệ. Công nghệ là sản phẩm của trí tuệ con người". TS Vũ Hoài Nam khẳng định với các vị khách mời khi có e ngại về khả năng phóng viên có thể bị thay thế bởi AI.

Đồng tình với quan điểm của TS Vũ Hoài Nam, bà Nguyễn Thị Nhị khẳng định cảm xúc, ánh mắt, sự giao tiếp của con người. Bà tin tưởng những trang viết của các phóng viên sẽ mang tới nhiều giá trị hơn cho bạn đọc, những giá trị không thể thay thế. Không gì có thể mua được.

"Chúng tôi đang xây dựng tòa soạn hội tụ, sự lan tỏa của hệ sinh thái Báo Pháp luật Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Sẽ góp phần quản bá mạnh mẽ các thương hiệu mạnh, đồng thời cũng sẽ có sự cảnh báo tới bạn đọc những thương hiệu không tốt. Ngay khi chúng ta đang ngồi nói chuyện ở đây, bạn đọc ở khắp thế giới đang được chứng kiến câu chuyện của chúng ta qua việc tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử Pháp luật Việt Nam (baophapluat.vn)" TS Vũ Hoài Nam chia sẻ.

"Chúng ta đang "đứng ghé cạnh vai" của người khổng lồ" - MC Thanh Mai khẳng định về tác dụng của mối quan hệ doanh nghiệp với báo chí sau lời chia sẻ của TS Vũ Hoài Nam về sự ứng dụng công nghệ thời đại 4.0 của báo chí.

Chia sẻ về sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia cho biết: Việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thời gian gần đây rất nhiều thách thức. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp truyền thống khi có giá trị truyền thống, cạnh tranh với sự nhạy bén của các doanh nghiệp trẻ; canh tranh với sự nhạy bén với trend (xu hướng) của thị trường...

"Làm gì thì làm,cần thượng tôn pháp luật, có trách nhiệm xây dựng xã hội mang nhiều giá trị tốt cho xã hội" - bà nhắn nhủ các doanh nghiệp.

Bà cũng chia sẻ hiện nay Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia đang hỗ trợ các thương hiệu lớn các vấn đề phát triển thương hiệu, từ thương hiệu cá nhân tới thương hiệu doanh nghiệp; Viện cũng cộng sinh với các thương hiệu lớn để trao cơ hội giao thương cho các ngành nghề.

Ông Trần Hoàn Sinh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo - chia sẻ quan điểm: Việc đồng hành với báo chí, là cách làm yên tâm nhất để công ty phát triển. Trong thời đại số hiện nay, có nhiều nền tảng để chia sẻ thông tin, nhưng nhất định phải có những bài viết trên các báo chính thống như báo Pháp luật Việt Nam để tạo uy tín, và như một sự bảo đảm chất lượng với khách hàng.

Ông cũng chia sẻ rất mong các cơ quan báo chí chung tay để giải quyết vấn nạn hàng giả, để người dân nhận thức đúng về hàng giả, hàng thật. Doanh nghiệp cũng mong các cơ quan báo chí nói giúp doanh nghiệp những bức xúc trong quá trình xử lý các thủ tục hành chính. Nhiều doanh nghiệp gặp phải những tình trạng trì trệ, rất mong báo chí có thể phản ánh tiếng nói của doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Trả lời vấn đề này, TS Vũ Hoài Nam thừa nhận doanh nghiệp có nhiều khó khăn như doanh nhân Trần Hoàn Sinh chia sẻ. Ông khẳng định, báo Pháp luật Việt Nam đã và đang lên tiếng, phản ánh, thậm chí có những kiến nghị trực tiếp với các đơn vị được phản ánh, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi gặp những khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. "Chúng tôi hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối đa, kịp thời. Nhiều khi những vướng mắc này không phải do thể chế, mà do một cá nhân. Vì thế, khi có quan báo chí lên tiếng, sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình giải quyết. Đảng, Chính phủ, Nhà nước có chủ trương hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển, báo Pháp luật Việt Nam trên tinh thần thượng tôn pháp luật cũng đang thực hiện chỉ đạo này!" TS Vũ Hoài Nam khẳng định.

Doanh nghiệp có sợ báo chí không? Ranh giới giữa sợ và đồng hành như thế nào? Trả lời câu hỏi này, doanh nhân Đỗ Phương Anh cho rằng sẽ tùy thuộc vào bản chất hành vi của doanh nghiệp. Theo bà, sự chia sẻ nhiều sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển. Báo chí nên truyền thông để các doanh nghiệp thoát khỏi ra những góc khuất, không né tránh báo chí.

TS Vũ Hoài Nam cũng mong muốn một ngày nào đó, doanh nghiêp sẽ không còn phải e ngai, khi tất cả hành động của doanh nghiệp đều thượng tôn pháp luật, những bài viết trên báo sẽ chỉ hướng tới việc lan tỏa các hành động, sản phẩm đẹp...

Tin Cùng Chuyên Mục