Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ai mới là kẻ thua cuộc?

Nguyễn Hoài

(Doanhnhan.vn) - Mỹ hay Trung Quốc đều không phải là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến này. Các doanh nghiệp trên toàn cầu mới chính là nạn nhân.

Giới doanh nhân quốc tế thường nói đùa với nhau rằng, tại Trung Quốc, nếu đạt được một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi thì tức là bên Trung Quốc có lợi 2 lần. Dĩ nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Nếu đúng như vậy thì nhiều công ty đã không đầu tư vào quốc gia này. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo ra một hệ quả còn tệ hơn cả thế: đó là đôi bên cùng thiệt hại.

Cuộc chiến này không chỉ là vấn đề của riêng các công ty Mỹ và Trung Quốc. Các lệnh trừng phạt lên Huawei cũng là mối đe dọa đối với tất cả các nhà sản xuất chip trên toàn cầu. 

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ai mới là kẻ thua cuộc? - Ảnh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, hồi cuối tháng trước. Ảnh: Reuters.

Trong lĩnh vực sản xuất phần cứng, các công ty thường phụ thuộc nhiều vào thị trường rộng lớn và các cơ sở sản xuất công nghệ di động của Trung Quốc. Qualcomm – tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Mỹ lại chính là một trong những nhà cung ứng chip lớn nhất của Huawei.

Theo quy định mới nhất từ phía Mỹ, Qualcomm sẽ buộc phải dừng cung ứng chip cho Huawei, đồng nghĩa với việc sẽ phải nhượng lại thị phần cho các đối thủ nước ngoài và mất hàng tỷ doanh thu. Năm ngoái, Huawei đã xuất xưởng 240 triệu điện thoại thông minh, nhiều hơn cả Apple. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Qualcomm, từ đó làm lung lay vị thế bá chủ công nghệ của Mỹ.

Mùa hè năm ngoái, trong một cuộc khảo sát ý kiến các thành viên Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, 21% thành viên có thái độ bi quan về triển vọng kinh doanh 5 năm tới tại Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, giới kinh doanh báo cáo rằng Bắc Kinh vẫn mong muốn làm hài lòng các công ty Mỹ đang đầu tư vào quốc gia này. Tuy nhiên, trong khi các nhà đầu tư được trải thảm thì các nhà xuất khẩu Mỹ bị cản trở, bởi vì họ hoàn toàn có thể bị thay thế.

Trong mọi hành động của mình, Trung Quốc chưa bao giờ thể hiện bất kỳ ý định tham gia vào một nền kinh tế mở, tuân theo quy tắc chung toàn cầu hay tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ không còn chấp nhận các thỏa thuận đôi bên cùng có lợi ở thời điểm này.

Tương đương với “danh sách đen” gồm các công ty đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ, Trung Quốc cũng có cho mình một danh sách các công ty không đáng tin cậy, bao gồm Qualcomm, Cisco, Apple và Boeing.

Mọi doanh nghiệp đều sẽ chịu thiệt hại, không có cách nào để tránh điều đó cả. Hiện tại, dĩ nhiên các tập đoàn toàn cầu chưa thể rời khỏi Trung Quốc ngay được, nhưng họ nên chuẩn bị cho một thế giới bị thống trị bởi 2 đế chế. Quan hệ kinh tế Trung - Mỹ sẽ xấu hơn và họ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho kịch bản đó.

Tin Cùng Chuyên Mục