Trung Quốc xây siêu đập “lơ lửng 3.000 m trên mây” khiến thế giới kinh ngạc: Bờ cao gấp đôi tháp Eiffel, giúp tiết kiệm 13,3 triệu tấn than và giảm 21,3 triệu tấn CO2

Thiên Di

Với khát vọng trị thuỷ nghìn đời qua, Trung Quốc đã xây dựng được những công trình đập thuỷ điện quy mô lớn đến khó tin.

Trung Quốc nổi tiếng với những công trình đập thuỷ điện khổng lồ, được xây dựng ở những vị trí đầy thách thức khiến thế giới phải trầm trồ. Đây cũng là một trong những cách phổ biến nhất để sản xuất năng lượng điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của quốc gia tỷ dân.

Đập thuỷ điện Lưỡng Hà Khẩu là một trong số những công trình khẳng định khả năng vượt bậc của Trung Quốc trong kỹ thuật xây đập thuỷ điện. Nằm ở độ cao trung bình 3.000 m so với mực nước biển, đập Lưỡng Hà Khẩu là công trình thuỷ điện có đập đất đá cao nhất Trung Quốc.

Trung Quốc xây siêu đập “lơ lửng 3.000 m trên mây” khiến thế giới kinh ngạc: Bờ cao gấp đôi tháp Eiffel, giúp tiết kiệm 13,3 triệu tấn than và giảm 21,3 triệu tấn CO2 - Ảnh 1

Đập thuỷ điện Lưỡng Hà Khẩu là công trình hàng đầu thế giới ở nhiều khía cạnh. Tổng khối lượng đất đá để lấp đầy đập Lưỡng Hà Khẩu là 43 triệu m3. Dốc bên bờ trái của đập cao 684 m, cao gấp đôi tháp Eiffel và vượt toà nhà cao nhất Trung Quốc tới 50 m. Lưỡng Hà Khẩu cũng có siêu hồ chứa lớn nhất tỉnh Tứ Xuyên với tổng dung tích là 10,8 tỷ m3.

Vào ngày 18/3/2022, nhà máy thuỷ điện Lưỡng Hà Khẩu trên sông Nhã Lung đã hoàn thành quá trình chạy thử nghiệm kéo dài 71 giờ và chính thức được đưa vào vận hành thương mại. Ngoài việc tăng cường sản xuất điện, công trình thuỷ điện này sẽ giúp giảm tiêu thụ 13,3 triệu tấn than và giảm 21,3 triệu tấn CO2 thải ra môi trường.

Trung Quốc xây siêu đập “lơ lửng 3.000 m trên mây” khiến thế giới kinh ngạc: Bờ cao gấp đôi tháp Eiffel, giúp tiết kiệm 13,3 triệu tấn than và giảm 21,3 triệu tấn CO2 - Ảnh 2

Đập thuỷ điện bắt đầu thi công vào tháng 10/2014 và hoàn thành chỉ sau 8 năm. Theo thông tin từ dự án, vốn đầu tư được phê duyệt là khoảng 66,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 9 tỷ USD, tương đương hơn 232 nghìn tỷ VNĐ).

Vì nằm ở độ cao 3.000 m, hàm lượng oxy chỉ bằng 69% so với vùng đồng bằng và nhiệt độ vào mùa đông là gần -16 độ C. Những điều kiện tự nhiên này tạo ra thách thức lớn cho quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện khổng lồ này.

Những thiết bị máy móc và hệ thống giám sát thông minh đã được ứng dụng vào thi công để hỗ trợ công nhân khi làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

Trung Quốc xây siêu đập “lơ lửng 3.000 m trên mây” khiến thế giới kinh ngạc: Bờ cao gấp đôi tháp Eiffel, giúp tiết kiệm 13,3 triệu tấn than và giảm 21,3 triệu tấn CO2 - Ảnh 3

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin nhà máy thủy điện này sẽ là bước ngoặt trong việc cung cấp điện cho Tứ Xuyên và sự phát triển của Vành đai kinh tế sông Dương Tử cũng như vành đai kinh tế Thành Đô - Trùng Khánh.

Tổng hợp

Tin Cùng Chuyên Mục