Vũ "nhôm" khai có 3 tên, 2 quốc tịch

Theo Kỳ Hoa - Hữu Khoa/ VNE

Vũ "nhôm" khai ngoài tên Phan Văn Anh Vũ, còn có hai tên là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ. Ngoài quốc tịch Việt Nam, Vũ "nhôm" còn có quốc tịch Antigua and Barbuda.

- Ông Trần Phương Bình bị cáo buộc lạm dụng chức vụ gây hàng loạt sai phạm khiến Ngân hàng DAB thiệt hại 3.608 tỷ đồng. Trong đó, nhà băng bị Vũ Nhôm chiếm đoạt hơn 200 tỷ, "vay" hơn 13 triệu USD chưa trả.

HĐXX chuyển sang kiểm tra danh sách hơn 300 đơn vị, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng. Trong đó, Ngân hàng DAB vừa có tư cách là bị hại, vừa là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Còn Phan Văn Anh Vũ vừa là bị cáo, vừa có vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DAC), Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 (gọi tắt là Công ty Bắc Nam 79, của Vũ Nhôm)... cũng được triệu tập đến tòa để phục vụ công tác xét xử.

Vũ

 Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 25/12, do Chánh tòa Hình sự Phạm Lương Toản làm chủ tọa. Ảnh: Hữu Khoa.

Trong phạm vi vụ án, ông Trần Phương Bình bị cáo buộc lạm dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới gây hàng loạt sai phạm khiến nhà băng thiệt hại 3.608 tỷ đồng. Nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT DAB đã sử dụng tên vợ là Cao Thị Ngọc Dung cùng hai con để đứng tên mua cổ phần của nhà băng, sau đó chỉ đạo cấp dưới lập bảng kê và phiếu thu khống tiền để bù âm quỹ.

Bà Dung có mặt hôm nay theo lệnh triệu tập của tòa án, song hai con gái đều vắng.

Trả lời HĐXX trong phần thẩm tra lý lịch, Vũ Nhôm chống hai tay trên bục trả lời, nhìn thẳng lên HĐXX, giọng chậm rãi: "Ngoài tên Phan Văn Anh Vũ, bị cáo còn có hai tên là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ; quốc tịch Việt Nam và Antigua".

Ông này bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ngày 21/12/2017 khởi tố về tội Làm lộ tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999. Bỏ trốn và bị phát lệnh truy nã, song ngày 4/1 ông Vũ bị bắt tại Singapore, sử dụng 3 hộ chiếu, và bị đưa về Hà Nội ngay sau đó. Đến đầu tháng 11, Vũ Nhôm bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 8 năm tù.

"Vụ án này làm oan bị cáo quá", bị cáo Vũ nói. Lập tức HĐXX nhắc nhở: "Đây chỉ là phần kiểm tra lý lịch".

Bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của DAB, song Vũ Nhôm đã khắc phục được 173 tỷ đồng.

Trước đó, là người đầu tiên được gọi lên thẩm tra lý lịch, giọng ông Trần Phương Bình khá bình tĩnh, trả lời rành mạch các câu hỏi của HĐXX.

Ông Bình cho biết đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc DongA Bank từ năm 1998 và là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 2013 đến 2015. Ông là cử nhân kinh tế, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy kinh tế, trước khi chuyển sang gây dựng và dẫn dắt ngân hàng phát triển hơn 23 năm qua.

Ngày 20/8/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định đình chỉ chức tổng giám đốc và thành viên Hội đồng Quản trị của ông Trần Phương Bình, sau khi đưa DAB vào diện kiểm soát đặc biệt.

Vũ

Bị cáo Xuyến. Ảnh: Hữu Khoa. 

Tòa tiếp tục kiểm tra lý lịch của 24 bị cáo nguyên là cán bộ của Ngân hàng DAB, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS 1999) và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285, BLHS 1999).

Trong đó, bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến (60 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc DAB) bị cho là đồng phạm giúp sức tích cực cho ông Trần Phương Bình chiếm đoạt tiền của DAB.

Vũ

 Bị cáo Nguyễn Hồng Ánh. Ảnh: Hữu Khoa.

Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (nguyên cán bộ Công an TP HCM) bị xử về tội cố ý làm trái. Ông này bị cáo buộc có hành vi tất toán khống một phần khoản vay 1.900 lượng vàng gây thiệt hại cho DAB hơn 53 tỷ đồng.

Hơn 300 người được triệu tập

HĐXX vào phòng xử án, tuyên bố khai mạc phiên tòa. Bên ngoài vẫn còn rất đông người liên quan chờ làm thủ tục.

Phiên xử do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ tọa, dự kiến kéo dài đến ngày 25/12. Để phục vụ cho công tác xét xử, tòa triệu tập nguyên đơn dân sự là Ngân hàng Đông Á cùng 27 tổ chức, 306 cá nhân với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

Vũ

 Các luật sư xếp hàng qua cổng kiểm soát an ninh. Ảnh: Hữu Khoa.

Có 60 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) bào chữa cho Vũ Nhôm. Ông Bình có 3 luật sư là Phan Trung Hoài, Phạm Công Hùng (Đoàn luật sư TP HCM) và Bùi Thị Hồng Giang (Đoàn luật sư Hà Nội).

Vũ

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch bảo vệ Vũ Nhôm. Ảnh: Hữu Khoa. 

Người dự khán được bố trí phòng riêng để theo dõi phiên xử qua màn hình.

Vũ

Rất đông người tham dự phiên tòa. Ảnh: Hữu Khoa. 

Trước đó, từ sáng sớm, ông Trần Phương Bình (59 tuổi, nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á - DAB), Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm, 43 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79) và các bị cáo được đưa đến TAND TP HCM trong 3 chiếc xe thùng.

Vũ

Phan Văn Anh Vũ được đưa đến tòa trước phiên xử hơn một tiếng. Ảnh: Hữu Khoa. 

Trong chiếc sơ mi xanh, quần đen, ông Vũ Nhôm được dẫn giải vào phòng lưu phạm. Đi tiếp sau là ông Bình với mái tóc bạc trắng, tay cầm túi giấy tờ. Cựu tổng giám đốc DAB trông già đi nhiều, gầy rộc và đầy vẻ tiều tụy. 

Phía ngoài khu vực tòa án, lực lượng an ninh lập chốt kiểm tra. Hơn chục cán bộ tư pháp túc trực ở trong và ngoài phòng xử. Lực lượng y tế cũng có mặt từ sớm, túc trực quanh phòng xử để đảm bảo sức khỏe cho các bị cáo.

Vũ

Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng DAB. Ảnh: Hữu Khoa. 

Những người đến tham dự phiên tòa phải xuất trình giấy tờ với cảnh sát, sau đó phải qua một lớp kiểm soát an ninh để vào trong. 

Vũ Nhôm bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 200 tỷ của ADB

Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm, 43 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79) bị truy tố tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS 2015, khung hình phạt 20 năm đến chung thân.

Đồng phạm với Vũ Nhôm, ông Trần Phương Bình (59 tuổi, nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á - DAB) cùng 24 người khác còn bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS 1999) và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285, BLHS 1999).

Nhà chức trách xác định ông Trần Phương Bình đã lạm dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới gây hàng loạt sai phạm khiến nhà băng thiệt hại 3.608 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến DAB lỗ lũy kế hơn 31.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 25.000 tỷ và tổng tài sản thực chỉ còn hơn 47.000 tỷ.

Ông Bình bị cho là chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu khống, chiếm đoạt của DAB tổng cộng 2.057 tỷ đồng trong khoảng thời gian 2007-2014. Trong đó, năm 2013, ông Bình đã thống nhất bán cho Vũ Nhôm 60 triệu cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng nhằm tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 chỉ thế chấp 220 lô đất tại Đà Nẵng trị giá 400 tỷ đồng, 200 tỷ còn lại Vũ được ông Bình xuất quỹ của DAB ứng bù.

Đến khi tăng vốn điều lệ không thành, DAB chuyển trả cho Công ty Bắc Nam 79 tiền gốc 600 tỷ đồng và hơn 9,5 tỷ tiền lãi. Do đó, VKSND Tối cao xác định Vũ Nhôm chiếm đoạt của DAB tổng cộng 203 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Bình chỉ đạo nguyên thủ quỹ hội sở DAB xuất quỹ chi hơn 294 tỷ đồng để mua 13,9 triệu USD, trong đó có 13,4 triệu USD là mua giúp Vũ Nhôm. Số tiền này Vũ Nhôm chưa trả lại cho DAB.

Đối với hành vi cố ý làm trái, nguyên tổng giám đốc DAB bị cáo buộc đã gây thiệt hại cho nhà băng hơn 1.551 tỷ đồng. Trong đó, gần 470 tỷ do suất quỹ sai nguyên tắc cho 219 công ty để chi lãi ngoài huy động vốn; gần 385 tỷ kinh doanh ngoại hối; hơn 610 lượng vàng tài khoản; hơn 53 tỷ trong việc tất toán tài khoản với một khách hàng về khoản vay 1.900 lượng vàng... 

Trước khi bị truy tố trong vụ án này, ngày 30/7, Vũ Nhôm bị TAND Hà Nội tuyên phạt 9 năm tù về tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

Tin Cùng Chuyên Mục