Động lực nào đã khiến cổ phiếu thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tăng 67% chỉ trong vòng 7 tháng?

An Nhiên

Trong lúc thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong trạng thái khá là trồi sụt và đi ngang trong một thời gian dài, thì cổ phiếu của thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (Mã CK: VSH) vẫn là cái tên được nhắc đến nhiều với các nhà đầu tư chứng khoán khi đạt tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Động lực nào đã khiến cổ phiếu thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tăng 67% chỉ trong vòng 7 tháng?

Trên thị trường giá cổ phiếu VSH ngày 11/11/2022 neo ở mức 23.830 đồng/cổ phiếu. Và đến thời điểm hiện tại ngày 9/6/2023 giá cổ phiếu VSH đang đeo ở mức 39.800 đồng/cổ phiếu, tức tăng trưởng 67% so với thời điểm tháng 11 năm 2022.

Động lực nào đã khiến cổ phiếu thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tăng 67% chỉ trong vòng 7 tháng? - Ảnh 1

Kết quả tăng trưởng giá cổ phiếu của Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh có mức độ liên quan chặt chẽ với kết quả kinh doanh hoạt động được đạt được của công ty năm 2022.

Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, hiện tại đang vận hành ba nhà máy thủy điện là:

Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn có công suất 66 MW đặt tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Nhà máy thủy điện Sông Hinh có công suất 70 MW đặt tại xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

Và nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum có công suất 220 KW đặt tại xã Ngok Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Năm 2022 là năm đầu tiên của Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đạt kỷ lục về sản lượng và giờ vận hành với công suất ba nhà máy là 356 MW với hơn 7.300 giờ vận hành và sản lượng điện đạt 2.616,14 triệu kwh.

Với thành quả tăng trên đã hỗ trợ rất tích cực đến các chỉ số tài chính của công ty. Tổng doanh thu của công ty ghi nhận năm 2022 đạt 3.094,61 tỷ đồng đạt 152,42% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.264,84 tỷ đồng đạt 240,81% so với kế hoạch.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữ (ROE) năm 2022 đạt 27,99% tăng hơn gấp đôi năm 2021 (10,55%). Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2022 đạt 12,82% tăng gấp 3 lần so với năm 2021 (3,93%).

Khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty là 1,89 tăng so với năm 2021 (0,79).
Tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty là 0,93 giảm so với năm 2021 (1,5).

Có được thành quả này một phần là do dự án nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sau 10 năm xây dựng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum đã đóng góp lớn vào Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh với sản lượng chiếm tỷ trọng 61%, doanh thu 71% và lợi nhuận sau thuế đóng góp đến 72%.

Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 VSH
Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 VSH
Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 VSH
Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 VSH

Bên cạnh các cải tiến về chỉ số tài chính, công ty cũng đang phải đối mặt với các khó khăn của giai đoạn tiếp theo.

Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh hiện nay đang trong giai đoạn phải thanh toán các khoản nợ và lãi vay cho các ngân hàng mà thuế sẵn đã vay để đầu tư dự án thủy điện thượng Kon Tum với số tiền là 5.948,89 tỷ.

Đây là áp lực lớn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất gia tăng làm chi phí vốn giảm biên lợi nhuận và giảm hiệu quả đầu tư.

Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023

Để giảm áp lực thanh toán các nguồn trái phiếu Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh liên tục mua lại trái phiếu trước hạn trong thời gian gần đây. Kể từ cuối tháng 2/2023 đến nay, Công ty này có tổng cộng 11 lần mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 219 tỷ đồng.

Đồng thời, sắp tới đây công ty sẽ tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30% (1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng). Với hơn 236 triệu cổ phiếu đang lưu hành, VSH dự kiến sẽ chi khoảng 709 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này.

Về hoạt động kinh doanh quý 1/2023, công ty ghi nhận lãi ròng 474,6 tỷ đồng, tăng 17,53% so với cùng kỳ năm ngoái do điều kiện thủy văn thuận lợi, tổng sản lượng điện thương phẩm quý 1 đạt 653.24 triệu kwh, tăng 5,37% so với cùng kỳ.

Đồng thời, doanh thu hoạt động sản xuất điện tăng 83,61 tỷ đồng (10,34%), nguyên nhân do sản lượng điện thương phẩm tăng và giá bán điện bình quân trên thị trường phát điện cạnh tranh của các nhà máy điện cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Chi phí sản xuất điện cũng tăng 14,34 tỷ đồng (5,57%) so với cùng kỳ, chủ yếu do sản lượng điện phát tăng nên chi phí thuế tài nguyên và phí dịch vụ môi trường rừng cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tin Cùng Chuyên Mục