Dự doanh thu đạt 18 tỷ đồng năm 2023, startup thiết bị báo cháy thông minh được Shark Bình "bắt tay" rót vốn

Giang Phạm

Theo giới thiệu, thiết bị cảm biến nhiệt, cảm biến khói, cảm biến lửa sẽ khi phát hiện ra nguy cơ cháy sẽ gửi thông tin cảnh báo tới chủ gia đình qua sim 4G, đồng thời tiếp cận trên các kênh liên lạc với cơ quan chức năng để có thể ứng cứu kịp thời.

Nhà sáng lập Công ty cổ phần Pitagon - ông Trần Xuân Trường - mang tới chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 6 nền tảng an ninh an toàn mang tên PiSafe và bày tỏ mong muốn huy động là 250.000 USD cho 10% cổ phần.

Theo giới thiệu, PiSafe cung cấp giải pháp bao gồm thiết bị phần cứng và phần mềm nghiệp vụ giúp cảnh báo cháy sớm tới người sử dụng. Các thiết bị cảm biến nhiệt, cảm biến khói, cảm biến lửa sẽ khi phát hiện ra nguy cơ cháy sẽ gửi thông tin cảnh báo tới chủ gia đình qua sim 4G, đồng thời tiếp cận trên các kênh liên lạc với cơ quan chức năng để có thể ứng cứu kịp thời.

Dự doanh thu đạt 18 tỷ đồng năm 2023, startup thiết bị báo cháy thông minh được Shark Bình "bắt tay" rót vốn  - Ảnh 1

Chia sẻ về bức tranh tài chính, ông Xuân Trường cho biết công ty đã hoạt động được 5 năm, vốn góp là 2 tỷ đồng. Số tiền mặt hiện có là 5,7 tỷ đồng. PiSafe bắt đầu có lãi từ năm 2020 với con số là 300 triệu đồng. Con số tăng mạnh nhất vào năm 2022 với lợi nhuận 2 tỷ đồng, doanh thu 11,9 tỷ đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu của startup đạt 9,4 tỷ, lợi nhuận là 2,8 tỷ. Dự kiến đến hết năm, doanh thu, lợi nhuận đạt được lần lượt là con số 18 tỷ và 5 tỷ.

Mô hình kinh doanh của PiSafe không chỉ cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy mà còn mang tới nền tảng an ninh toàn diện và miễn phí, thu hút người dùng tham gia - đây là điểm mà ông Xuân Trường nhấn mạnh để thuyết phục các nhà đầu tư về tiềm năng mở rộng quy mô của công ty.

Theo nhà sáng lập PiSafe, thị trường hiện khoảng 3 - 4 triệu hộ kinh doanh và công ty có thể chiếm 1 - 2% con số đó. 

Xuân Trường chia sẻ đó là mục tiêu của PiSafe trong 4 năm tới, và startup sẽ triển khai mô hình B2C (Business to Consumer - Doanh nghiệp bán hàng tới người tiêu dùng). Còn hiện tại PiSafe đang bán B2B2C (Business To Business To Customer - Doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp để bán cho người tiêu dùng) qua các kênh đại lý, đa phần là các công ty xây dựng.

Nhận thấy kế hoạch trong tương lai của startup chưa quá rõ ràng nên Shark Hưng và Shark Tuệ Lâm lần lượt từ chối đầu tư.

Shark Hùng Anh rời khỏi thương vụ bởi startup chưa nêu được sự khác biệt trong cạnh tranh của công nghệ. Còn Shark Louis không đầu tư bởi tốc độ phát triển của startup còn chậm.

Dự doanh thu đạt 18 tỷ đồng năm 2023, startup thiết bị báo cháy thông minh được Shark Bình "bắt tay" rót vốn  - Ảnh 2

“Ngược dòng” với 4 “cá Mập” cùng bể, Shark Bình đề nghị đầu tư 250.000 USD đổi lấy 40% cổ phần. Ông đánh giá startup có thị trường lớn vì hầu hết các vụ cháy là ở nhà dân và cháy lan từ nhà này sang nhà khác. Thay vì bán B2C, startup có thể bán B2b (B to small B), tức là bán cho các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ.

“Tôi có một hệ sinh thái chuyển đổi số cho khoảng hơn 200.000 khách hàng là các cửa hàng và doanh nghiệp SMEs, micro-SMEs trên toàn quốc. Như vậy là chúng ta đang chung một tầm nhìn. Nếu mà bạn gia nhập hệ sinh thái thì bạn sẽ có ngay 1.500 chuyên viên tư vấn chuyển đổi số để đưa sản phẩm bạn vào đúng đối tượng”, Shark Bình thuyết phục.

Dự doanh thu đạt 18 tỷ đồng năm 2023, startup thiết bị báo cháy thông minh được Shark Bình "bắt tay" rót vốn  - Ảnh 3

Ông Xuân Trường cho biết PiSafe chỉ có thể chia sẻ tối đa 18%. “Nếu như vậy, tôi đề nghị là 250.000 USD cho 20% hoặc 500.000 USD cho 36%. Đồng thời tôi yêu cầu công ty phải chia cổ tức hàng năm”, Shark Bình đưa ra deal kép.

Sau khi cân nhắc, nhà sáng lập PiSafequyết định lựa chọn phương án lấy 20% cổ phần đổi lấy 250.000 USD từ Shark Bình.

Tin Cùng Chuyên Mục